Giáo lý của Đức Phật là dựa vào Bốn Chân Lý Cao Diệu, còn gọi là Tứ Diệu Đế. Để nhận biết được chân lý thì chúng ta cần phải nhận biết và thấu hiểu vào bản chất tự nhiên của sự sống bằng chính trí-tuệ hiểu biết của mình. Khi chúng ta hiểu thấu được rằng tất cả mọi hiện tượng đều là nhất-thời và giả-tạm, luôn bị thay-đổi… thì chúng ta đã nhận ra được tính chất “khổ” bên trong mọi sự-vật hiện-tượng và bên trong sự-sống trên đời này.
Vì vậy, chúng ta cũng sẽ suy luận ra rằng hạnh phúc bền-lâu không thể nào có được bằng những con đường vật chất hay những thành đạt thế tục, mà hạnh phúc bền-lâu là nằm trong tâm, thuộc về tâm, và chỉ có được thông qua con đường tu tập cho tâm thanh tịnh, để tạo ra loại trí-tuệ giải thoát khỏi khổ.
Tứ Diệu Đế là cốt-lõi của giáo lý Đức Phật. Phật đã nói rằng bởi vì chúng ta không hiểu được bốn chân lý Tứ Diệu Đếnày nên chúng ta còn mãi đi trôi giạt trong vòng luân hồi sinh tử. Tứ Diệu Đế đã được Đức Phật khai giảng trong bài
thuyết giảng đầu tiên cho bốn người bạn tu trước đó là nhóm ngài Kiều-Trần-Như (Kodanna) tại khu Vườn Nai ở Sarnath, Ấn Độ vào Năm 588 trước Công Nguyên.
“Cũng như đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối. Giáo Pháp của Phật cũng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát”. -- (kinh “Phật Tự Thuyết”-Udana 56).
Vậy bốn chân lý “Tứ Diệu Đế” là gì?
1. Chân lý thứ nhất:
Tất cả chúng sinh, con người đều phải phụ thuộc và chịu đựng tất cả những thứ như buồn phiền, thất vọng, khó chịu, đau bệnh, già, chết, bất an, lo lắng… Nói tóm lại, tất cả đều bị “
Khổ”, tức là luôn luôn phụ thuộc vào những sự khổ và bất toại nguyện. Không ai thoát được.
2. Chân lý thứ hai:
Những nguyên nhân của tất cả các dạng “
Khổ” trong tất cả chúng sinh và con người là
dục-vọng (
sự tham muốn, thèm muốn). Mà dục vọng chính là cái “
ảo tưởng sai lầm” của con người về một ‘
linh hồn’, về một cái ‘
ta’ của mình. Vì có cái ‘
ta’ nên người ta tham lam, muốn có, muốn được, muốn được cho hiện tại, muốn có cho tương lai, và kết cục là cả đống những cái-muốn và dục-vọng đó dẫn đếnkhổ: khổ vì bất toại nguyện, khổ vì những điều không tốt, khổvì bị tái sinh…
Nói tóm lại, theo Phật giáo, nếu không có dục-vọng thì không có khổ và không phải bị tái sinh sinh tử như vậy. Khi nào hết dục-vọng thì sẽ không còn khổ, vì cũng không còn sinh tử tái sinh. Nguyên lý là vậy.
3. Chân lý thứ ba:
Sự chấm dứt hay tiêu diệt hết “
khổ” là trạng thái thoát khổ và hạnh phúc. Muốn tiêu diệt hết khổ thì phải nhổ sạch
nguồn gốc và nguyên nhân của khổ. Nguồn gốc và nguyên nhân của khổ chính là dục-vọng và tham-muốn. Dục-vọng
thì biểu hiện bằng những bản chất Tham, Sân, Si của tâm chúng ta. Vậy phải thực hành việc
tiêu diệt hết những bản chất tham, sân, si đó để tiêu diệt dục-vọng. Nguyên lý là vậy.
4. Chân lý thứ tư:
Việc tiêu diệt hết “
khổ” và nguồn gốc tạo ra “
khổ” là có-thể-làm-được thông qua một con đường thực hành.
Có một con đường để thành tựu việc này là con đường tám phần (Bát Chánh Đạo) do chính Đức Phật tìm ra và chỉ dạy lại cho chúng ta.
Không nên cho rằng giáo lý ở đây là “bi quan” vì chỉ dựa vào nền tảng của sự “khổ”. Giáo lý Phật giáo ở đây là “thực-tiễn”, là “hữu-dụng” khi chỉ ra được lẽ-thật và nguyên-nhân của cuộc đời, và cách đối diện với nó. Hơn nữa, Phật
giáo cũng nên được coi là giáo lý “lạc quan” vì đã chỉ ra con đường để dẫn đến sự giải thoát, dẫn đến giác ngộ và trạngthái hạnh phúc lâu bền và mãi mãi (Niết-bàn). Vậy đạo Phật là một con đường hạnh phúc.
“Bước đi trên con đường này thì các người sẽ diệt trừđược mọi khổ đau. Ta đã tìm ra cách nhổ sạch gai độc dục vọng, và nay Ta chỉ cho các người.” -- (Kinh Pháp Cú–Kệ 257).
Nếu chúng ta muốn diệt trừ đau khổ hay giải thoát khỏi đau khổ thì chúng ta cần biết rõ nguyên-nhân gây ra đau khổ. Theo Đức Phật, dục-vọng chính là nguyên-nhân và nguồn-gốc của mọi khổ đau. Đây là Chân Lý Thứ Hai đã nói ở trên. Mọi người đều chạy theo khoái lạc giác quan, chạy theo tiện nghi và của cải vật chất, vì tham lam ích kỷ luôn tìm cầu sự sống bất diệt cho kiếp sau, vì bất mãn vô vọng thì cho rằng chết là hết và thỏa thích chạy theo thỏa mãn kiếp này, bất chấp quy luật nhân quả. Không phải mọi người chỉ dính vào những dục-vọng về vật-chất phàm tục như khoái lạc, của cải, quyền lực…mà nhiều người còn dính vào những dục-vọng về tinh-thần khác như tư tưởng, lý tưởng, cách nhìn, thiên kiến, khái niệm, niềm tin, tín ngưỡng. Và mọi dục-vọng cũng đều do sự ngu dốt si mê [vô minh] mà ra, vì không thấy được bản chất đích thực của mọi sự trên đời như-chúng-là. Sự ngu-si hay vô-minh cũng giống như màn đêm che mờ làm người ta không thấy được cái gì cả. Hoặc sự ngu-si hay vô-minh cũng giống như cái kính viễn vọng hay ống dòm hay màn sương mù làm cho ta luôn thấy mọi sự vật lúc to lúc nhỏ, lúc đậm lúc lợt, lúc ẩn lúc hiện, không đúng như hình hài vật lý đích thực của nó.Vì vô minh và không nhận ra được bản chất của sự sống nên ta sinh ra cái ‘ngã’, cái ‘ta’, cái ‘linh hồn’ và dính chấp bảo thủ vào ‘nó’, bảo vệ ‘nó’, cho ‘nó’ là cái ‘hồn’ bất biến và bất tử của mình, nhưng thật ra nó chỉ là sản phẩm của những yếu tố luôn luôn thay-đổi và vô-thường trong từng giây phút. Chưa bao giờ có hơn hai khoảng khắc nó là một cái gì bất biến cả. Và khi dính chấp vào nó, bảo vệ nó, dung dưỡng nó, chăm sóc nó, thỏa mãn nó không được thì dẫn đến đau khổ và thất vọng. Lúc nào cũng vậy, thói đời là vậy, thói tâm là vậy.
Món quà nào cao quý bằng món quà Chân Lý.
Vị nào cao quý bằng vị của Chân Lý.
Khoái lạc nào cao quý bằng niềm vui Chân Lý.
Người đã diệt trừ được mọi dục vọng vượt qua mọi phiền não. -- (Kinh Pháp Cú – Kệ 354).
Dục-vọng là lửa thiêu đốt mọi chúng sinh: Mọi hành vi là do sự thúc đẩy của dục-vọng. Có thể xếp loại từ những ham muốn ăn uống thông thường của những loài vật cho đến những ham muốn phức tạp của con người—thường là do mình tạo ra, do mình nghĩ ra, tự tạo ra, do ‘văn minh’ tạo ra. Để thỏa mãn những dục vọng ăn ở và sinh tồn, loài vật săn đuổi giết nhau, và loài người thì tranh đấu, giết hại, lừa dối, gạt gẫm nhau theo đủ dạng từ những dạng vô-luật cho đến có-luật-lệ, và làm nhiều hành động bất thiện, xấu ác. Dục-vọng là nguồn lực mạnh mẽ nhất có mặt trong mọi dạng của sự sống, và nó là nguyên nhân “chính” tạo ra mọi điều xấu ác bất thiện ở trên đời. Và chính mọi điều xấu, ác, bất thiện… này tạo ra nghiệp, và đó là nguyên nhân tạo ra tái-sinh. Mà mỗi lần tái-sinh là mỗi lần mang theo và dính mắc vào trùng trùng những nguồn-gốc và nguyên-nhân của mọi khổ đau. Khi chúng ta đã nhận ra được nguyên-nhân tạo ra đau
khổ, thì chúng ta luôn có xu hướng diệt trừ lần lần nguyên-nhân đó, và chấm dứt đau khổ. Làm thế nào để chúng ta chấm dứt đau khổ? Đó là nhổ hết “gốc” của nó bằng cách “xóa sạch” dục-vọng trong tâm của chúng ta, theo đạo Phật là vậy. Đây là Chân Lý Thứ Ba. Khi một người nhổ sạch tận gốc của dục-vọng, thì người đó được giải thoát, không còn nguyên-nhân tạo ra đau khổ và tái sinh…, không còn sinh ra, khổ, già, bệnh, rồi chết nữa. Trạng thái giải thoát như vậy được gọi là Niết-bàn (Nibbana). Trạng thái này còn được gọi là vô-sinh, vô-hình, vô-tạo-tác, vô-vi, vượt qua những khái niệm và cảm nhận thông thường của chúng ta.
Làm thế nào để thành tựu và thụ hưởng được trạng thái này của tâm?. Điều đó không dễ dàng một chút nào. Tuy nhiên, cách dễ dàng nhất và khoa học nhất là bắt đầu bước đi trên con đường “đạo” một cách đúng đắn, thực hành từng bước con đường Bát Chánh Đạo mà Đức Phật đã cố gắng hết phần đời còn lại của mình chỉ dạy cho con người.
🔴 Hãy chia sẻ nếu bạn thấy ý nghĩa và có thể giúp ích cho ai đó!
Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
_______
Không ai và không có gì có thể giải thoát cho bạn. Chỉ có sự hiểu biết của chính bạn mới giải thoát được cho bạn thôi.
• Hãy nhanh chóng tìm hiểu về Tứ diệu đế / Tứ niệm xứ để có sự hiểu biết chân chánh giúp mình giác ngộ giải thoát.
Người Cư sĩ Phật tử cần học - thực hành và chia sẻ những điều này...
Đức Phật có tâm đại bi với chúng sanh, Ngài thuyết pháp vừa theo trình độ và hoàn cảnh của mỗi người, để họ có thể thực hành theo giáo pháp hầu được an vui hạnh phúc và giải thoát khỏi khổ luân hồi như Ngài.
Giáo pháp của Đức Phật ứng dụng cho cả hai giới xuất gia và tại gia.
Người cư sĩ trong Phật giáo cũng có trách nhiệm nặng nề đối với việc tồn vong của chánh pháp.
Đức Phật có thuyết rằng: "Ở đây, sau khi Như Lai nhập diệt, các tỳ kheo, các tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn trọng và qui thuận bậc Đạo Sư, sống tôn trọng và qui thuận giáo pháp, sống tôn trọng và qui thuận Tăng chúng, sống tôn trọng và qui thuận học giới, sống tôn trọng và qui thuận lẫn nhau. Đây là nguyên nhân chánh pháp được tồn tại lâu dài sau khi Như Lai viên tịch" (A.III.247).
Người cư sĩ Phật giáo, đúng nghĩa là cận sự nam và cận sự nữ không phải là người chi đến với Phật giáo như một học giả nghiên cứu triết học Đông phương. Mà phải nhận thức rõ vai trò của mình đối với Phật pháp, phải thiết tha sống theo tinh thần lời dạy của Đức Phật để hướng tìm mục đích giải thoát, thành tựu hạnh phúc thật sự.
🏷 #BuddhaSasana #PhatgiaoVN #Vipassanā #TuNiemxu #vietherevada #DaoPhatNgayNay #Theravadavietnam #Theravada #Buddhism #ChuaNamTong #BlogDaoPhat #Nikaya #Pāḷi #ChùaGiácNgộ #LoiPhatDay #KCDN #空境灯如 #TrungTamHoTong #Phatgiaonguyenthuy #ThiềnGiữaĐờiThường #ChuaBuuLong #Buddha #DucPhat #DaoPhat.
🌻 Ước nguyện tất cả được sự an lành, sức khỏe và trí tuệ.
Ước nguyện cho tất cả chúng sanh chứng nghiệm được chân lý tối thượng!
Ước nguyện cho tất cả mọi người đều giải thoát khỏi các phiền não và đau khổ!
Ước nguyện cho nhân loại thực sự chung hưởng cảnh sống an vui, hòa bình và hạnh phúc!