TỨ DIỆU ĐẾ: "Niệm Phật" và Tứ niệm xứ - Sư Giác Nguyên (Toại Khanh Vietherevada)
Tag: Niệm Phật, Tứ niệm xứ, Vipassanā, Tứ diệu đế, Bốn sự thật trong Phật, Bốn chân lý cao thượng, pháp hành giác ngộ giải thoát, Sư Giác Nguyên, Toại Khanh Vietherevada...
Thứ nhất niệm Phật không đúng cách là điều đáng tiếc.
Thứ hai cho dầu niệm Phật đúng cách thì pháp môn niệm Phật không thể thay thế pháp môn Tứ Niệm Xứ. Bởi vì pháp môn niệm Phật nó hơi máy móc, nó chỉ đem lại cho mình niềm tin nhất thời, chứ còn để thấu suốt bản chất của cuộc đời, của bản thân mình thì pháp môn niệm Phật không phải là cách tốt nhất.
Có một chuyện mà phải nhắc nhở ở đây là tôi đã nhắc không dưới mười ngàn lần, đó là người Phật tử không thể nào mơ hồ giáo lý Tứ Diệu Đế, bởi vì đó chính là giáo lý căn bản của Phật pháp mà cũng là nguyên tắc căn bản của vũ trụ.
Tứ Diệu Đế Là Gì ? Tứ Diệu Đế là bốn sự thật
- 1- Sự thật thứ nhất là mọi thứ trên đời này đều là khổ.
- 2-Sự thật thứ hai, chính vì mọi thứ đều là khổ nên những gì ta thích đều là thích trong khổ.
- 3-Sự thật thứ ba muốn hết khổ, thì đừng tiếp tục thích trong khổ nữa. Thích khổ thì ta sẽ đầu tư cái khổ mới. Thích cõi dục thì trở về với cõi dục. Mê thiền định thì sẽ trở về cõi Phạm Thiên. Sống hết tuổi thọ rồi thì cũng trở về cái chỗ thấp nhất. Sự vắng mặt của niềm đam mê ưa thích đó là Niết-bàn.
- 4-Sự thật thứ tư là muốn không đam mê nữa, lìa bỏ đam mê thì ta phải hành trì đúng cách thì mới buông được.
Buông có hai cách:
- 1- Buông chỉ vì không cần nữa, chỉ đơn giản vậy thôi.
- 2- Buông là vì mình biết rõ tại sao mình buông.
Hành trì đúng cách đó là hành trì theo tinh thần Bát Chánh Đạo. Mà rốt ráo ngắn gọn dễ nhớ nhất chính là tinh thần của Chánh Niệm' Để luôn luôn biết rằng cái gọi là: "TÔI" chỉ là sự lắp ráp về vật chất của Đất, Nước, Gió, Lửa.
Còn về tinh thần nó là chỗ lắp ráp gặp gỡ hội tụ của: Thiện, Ác, Buồn, Vui. Chỉ vậy thôi không có gì nhiều hơn nữa.
Mong là các vị làm thử, tôi không dám mong là các vị tin tôi. Tôi không phải là thiền sư, càng không phải là hành giả, tôi là người sợ chết, chết nhát, tôi là người rất dễ bị tổn thương, có nhiều mặc cảm tự ti, và chính pháp môn Tứ Niệm Xứ giúp tôi tháo gỡ tất cả những thứ đó.
Không có đi tìm cái ngọt, cái béo, cái thơm, mà cũng không trốn chạy cái đắng, cái chua, cái chát, thanh thản đi giữa cuộc đời này, nó làm sao thì nhận như vậy. Như người Mỹ họ nói: “Kẻ giàu nhất không phải là người muốn gì có nấy, mà chính là người có thể sống được với mọi hoàn cảnh".
*Chép lại bài giảng của Sư . - Vietheravada.
© www.BlogDaoPhat.com