TRONG HÀNH THIỀN TỨ NIỆM XỨ (Vipassanā) KHÔNG THỂ THIẾU TÂM TINH TẤN
Sự thật thì khi mới thực hành Tứ Niệm Xứ rất cần nhiều nỗ lực và quyền ưu tiên cho việc thực hành tức là luôn cần tâm Tinh Tấn dẫn đầu. Chỉ khi nào bạn đã thấu suốt các đề mục trong Tứ Niệm Xứ, thuần thục trong pháp hành thì sự buông xả và tĩnh lặng trong quan sát thực tại sẽ đến với bạn. Còn khi chưa đến chỗ này, nếu không có nỗ lực tinh tấn hành thiền thì bạn chỉ là kẻ giả vờ "trầm tĩnh quan sát thực tại" mà thôi. Giống như người chưa biết chữ cầm sách lộn ngược để đọc. Như kẻ ăn mày đóng vai tỷ phú. Bạn sẽ thật sự đóng vai được bao lâu với cái bụng đói cồn cào trong chiếc áo tỷ phủ. Chính tâm bạn sẽ cho bạn biết điều đó chứ không phải ai khác...
Lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni |
1/ Hỏi: Làm thế nào để quan sát thực tại đúng?
Trả lời: Quan sát sát thực tại đúng chính là quan sát các pháp như nó ĐANG LÀ hay "dòng chảy" của thực tại còn gọi là "liên tục hiện tại". Chỉ trong thiền Tứ Niệm Xứ thì mới đảm bảo quan sát được thực tại đúng, vì tất cả đề mục bị quan sát với chủ thể là tâm quan sát dều có tính chất "liên tục hiện tại".
2/ Hỏi: Làm thế nào nào để quan sát "liên tục hiện tại"?
Đáp: Có ba tâm đồng sinh cùng hoạt động liên tục trong việc quan sát LIÊN TỤC HIỆN TẠI được Đức Phật chỉ dạy trong thiền Tứ Niệm Xứ là tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác. Ví dụ khi quan sát hơi thở thì cần nỗ lực quan sát liên tục (tinh tấn), đặt tâm nơi hơi thở ra vào (chánh niệm), biết rõ hơi thở đang thay đổi khi vào và ra (trí tuệ hay tỉnh giác).
Như vậy, thiếu một trong ba tâm này thì bạn không thể quan sát được thực tại đúng "như nó đang là" hay "liên tục hiện tại" như lời Đức Phật đã dạy trong Tứ Niệm Xứ. Đặc biệt là tâm TINH TẤN luôn cần có mặt để nâng đỡ duy trì liên tục hai tâm đồng sinh với nó là Chánh Niệm và Tỉnh Giác (Trí Tuệ).
Lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni |
3/ Hỏi: Có thể xảy ra khi một người nỗ lực thực hành Tứ Niệm Xứ với tâm mong cầu sở đắc không?
Đáp: Nỗ lực là tinh tấn, nhưng nếu tinh tấn với sự mong cầu là tâm tham ái thì sẽ là Tà Tinh Tấn chứ không phải Chánh Tinh Tấn. Khi một hành giả thật sự thực hành Tư Niệm Xứ đúng thì sự Tham Ái sẽ vị diệt trừ, vì đây là điều vi diệu đặc biệt của pháp hành Tứ Niệm Xứ mà không pháp hành nào có được. Cho nên khi càng nỗ lực thực hành thi tâm mong cầu hay tham ái càng giảm và bị tận diệt do nhờ đặc tính của các đề mục trong Tứ Niệm Xứ. Nhiệt tâm, tinh cần, nỗ lực tu tập Tứ Niệm Xứ đúng mà tăng trưởng tham ái, mong cầu là điều không thể xảy ra trong pháp hành Tứ Niệm Xứ.
4/ Hỏi: Làm thế nào để tâm Tinh Tấn có mặt?
Trả lời: Trong Vi Diệu Pháp dạy rằng nhân gần để sinh tâm Tinh Tấn chính là khi nghĩ tới những điều kinh cảm, lo sợ còn gọi là Bát Thê Thảm:
- Khổ sanh (jātidukkha).
- Khổ già (jarādukkha).
- Khổ bịnh (byādhidukkha).
- Khổ chết (maraṇadukkha).
- Khổ địa ngục (nirayadukkha).
- Khổ bàng sanh (tiracchānadukkha).
- Khổ ngạ quỷ (petadukkha).
- Khổ A-tu-la (asurakāyadukkha).
Tám điều khổ này do trí suy nghĩ đến, phát sanh kinh cảm trong tâm, do sợ hãi những cái khổ này nên cố gắng thoát ra. Do đó gọi là nhân cần thiết trợ sanh tâm sở Tinh tấn. Mỗi khi cảm thấy dễ duôi, biếng nhác trong thực hành Tứ Niệm Xứ thì bạn hãy nhớ đến 8 điều thê thảm này (Bát Thê Thảm).
Sự thật thì khi mới thực hành Tứ Niệm Xứ rất cần nhiều nỗ lực và quyền ưu tiên cho việc thực hành tức là luôn cần tâm Tinh Tấn dẫn đầu. Chỉ khi nào bạn đã thấu suốt các đề mục trong Tứ Niệm Xứ, thuần thục trong pháp hành thì sự buông xả và tĩnh lặng trong quan sát thực tại sẽ đến với bạn. Còn khi chưa đến chỗ này, nếu không có nỗ lực tinh tấn hành thiền thì bạn chỉ là kẻ giả vờ "trầm tĩnh quan sát thực tại" mà thôi. Giống như người chưa biết chữ cầm sách lộn ngược để đọc. Như kẻ ăn mày đóng vai tỷ phú. Bạn sẽ thật sự đóng vai được bao lâu với cái bụng đói cồn cào trong chiếc áo tỷ phủ. Chính tâm bạn sẽ cho bạn biết điều đó chứ không phải ai khác.
Theo Thấy Biết