Nikaya | Trí tuệ bất tử một sự thật giúp chúng sanh giác ngộ giải thoát - Thích Minh Thành
Minh Thành rất là tha thiết mong muốn các huynh đệ cố gắng tìm hiểu trong kinh tạng Nikaya. Và nếu được thì mình phải có lớp học về kinh Nikaya, mà nhất là pháp hành ở trong kinh tạng Nikaya. Còn nếu mình chưa nắm vững cái pháp học, mình chưa nắm vững pháp hành, mình không có hành trì thì mình đọc vô đó như cái rừng rậm và cuối cùng mình sẽ đi lang thang ở trên vạn nẽo đường.
Chư Tăng Ni, quý cư sĩ và quý bạn học Phật. Hôm nay Cittasamādhi (con) xin giới thiệu đến quý vị một bài Pháp thoại do Thầy Thích Minh Thành tt. Linh Quy Pháp Ấn Lâm Đồng giảng cho Tăng sinh nhập hạ tại Chùa Hoằng Pháp Tp.HCM.
Trong bài pháp thoại này Thầy Minh Thành đã chia sẻ đến quý huynh đệ đang tu tập theo giáo lý Phật giáo phát triển (còn gọi là Bắc tông, Đại chúng bộ Mahayana) về giáo lý của truyền thống Phật giáo nguyên thủy (còn gọi là Nam tông, Thượng tọa bộ Theravāda) đó là Kinh tạng Nikaya và pháp hành Tứ niệm xứ. Thầy Minh Thành đã xác định rằng với cách tu của quý huynh đệ hiện tại không thể giúp cho huynh đệ đoạn tận tham sân si mà cần phải nương theo tạng Kinh Nikaya để nghiên cứu thật vững để rút ra pháp hành Tứ niệm xứ để tự thân tu tập hướng đến giác ngộ giải thoát. Trong bài pháp thoại này Thầy Minh Thành đã nói về một phần nhỏ của Thân quán niệm xứ (một trong Tứ niệm xứ) đó là phần Bất tịnh quán để đối trị với tâm tham dục và thân kiến. Tuy nhiên, lời của thầy Minh Thành trong pháp thoại này vẫn chưa thể hiện hết được giáo lý thâm sâu trong kinh Nikaya. Con, Cittasamādhi thiết nghĩ chúng ta những người học Phật thì chúng ta không nên "tự ái tông phái hay tự tôn tông phái", không nên chấp vào tông phái mà chúng ta cần nương theo chân lý, nương tựa pháp hành giúp chúng ta tự thân tu tập đoạn tận Dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Chỉ có pháp hành nào giúp chúng ta đoạn tận tham sân si hướng đến giác ngộ thì mới đáng cho chúng ta nương theo. Do đó chúng ta cần phải vâng lời Đức Thế Tôn khéo thuyết rằng: Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ". (Kinh Đại Niệm Xứ). Chúng ta phải tự thân mình trãi nghiệm chứ không nên vội vàng phê phán đừng có vội bám theo cái suy nghĩ thấy biết thiên lệch nhỏ hẹp của mình. Hãy nghe và suy ngẫm kỹ càng lời dạy của Đức Thế Tôn: Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Con ước nguyện sẽ có một ngày Phật giáo không có sự phân chia tông phái, mà tất cả người con của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nương cùng nhau vâng lời lời ngài dạy về Lục Hòa cùng nhau nương theo Bát chánh đạo tu tập tự giác giác tha / lợi mình lợi người. Dù biết là rất khó khăn nhưng mong thay!
Mời quý vị nghe pháp thoại TRÍ TUỆ BẤT DIỆT giảng tt. Thích Minh Thành (tt.Linh Quy Pháp Ấn)
Mời quý vị đọc phần ghi chép pháp thoại
Trên thượng tọa viện chủ. Kính thưa toàn thể chư đại đức Tăng, đại chúng an cư kiết hạ ở tại Chùa Hoằng Pháp.
Tất cả người xuất gia chúng ta có một cái tình linh sơn cốt nhục - quyến thuộc bồ đề rất là cao cả. Với tấm lòng từ bi bao là của Sư phụ trụ trì mở ra những cái phương tiện cho từ hàng Cư sĩ cho đến hàng Xuất gia đều được thắm nhuần ân đức lợi lạc ở trong giáo pháp. Và trong mùa An cư kiết hạ là thời điểm rất là quan trọng của người xuất gia, những giây phút mà chúng ta ở yên lại để soi gọi lại chính mình, phản tỉnh. Người xuất gia mà không có những giây phút dừng lại để nhìn kĩ thì có khi mình bị mất chất mà bản thân mình không có hay. Cho nên trong ba tháng An cư (Tam nguyệt an cư - cửu tuần tu học) là quan trọng lắm. Mình phải đem hết tâm lực, trí lực (chí lực), sức lực, nguyện lực của mình để mình trao dồi pháp học, pháp hành và pháp thành.
Trong Phật giáo chúng ta có ba cái pháp, đó là: pháp học, pháp hành và pháp thành. Pháp học: là Kính tạng Nikaya
(kinh điển tạng Pāḷi thuộc Phật giáo thượng tọa bộ phận (hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy Thēravāda, Phật giáo Nam tông -- lời người viết).
Sau 30 năm tìm cầu giáo pháp không có ngừng nghĩ bản thân Minh Thành thấy được rằng: người xuất gia chúng ta phải lấy tạng Kinh Nikaya làm tâm tuỷ. Nếu mà tách rời tạng Kinh Nikaya thì Phật Pháp sẽ lần lần bị mai mọt. Bởi vì tạng Kinh Nikaya là những lời cội gốc, là cốt lõi, là vô thượng thậm thăm pháp pháp nghĩa (ở trong tạng Kinh Nikaya). Cho nên Minh Thành mong tất cả quý huynh đệ hãy tập trung vào tạng Kinh Nikaya. Mỗi một ngày tối thiểu cũng phải dành bốn tiếng đồng hồ để nghe hoặc đọc, đó là tối thiểu. Còn nếu mà được là phải tám tiếng đầu tư vô tạng Kinh Nikaya. Tất cả pháp hành ở trong tạng Kinh Nikaya.
Minh Thành mới được nghe Thượng tọa trụ trì cho mở cuộc thi kinh pháp cú, Minh Thành rất là hoan hỉ, rất là vui mừng. Bởi vì ở trên núi Minh Thành có được khoảng chừng hai người thuộc kinh pháp cú (Dhammapada), thuộc lòng hết. Mà các biết huynh đệ biết rằng người này là ai không? Đó là Cô Sư Cô già dốt. Cô thuộc hết kinh pháp cú. Và chú Sadi mới xuất gia. Ở trên Linh Quy Pháp Ấn là mỗi ngày tụng kinh Tứ niệm xứ. Và Minh Thành cho trả bài kinh Tứ niệm xứ.
Vừa rồi Minh Thành có đi họp trong ban hoằng pháp của thành hội Phật giáo Tp.HCM tại Việt Nam quốc tự, khi mà các Chư tôn đức lấy ý kiến để mà thi diễn giảng trong mùa hạ năm nay thì các thầy đưa ra nhiều cái chủ đề thì lúc đó thượng tọa phó ban hoằng pháp phát biểu một cái ý kiến Minh Thành rất là tâm đắc. Thượng tọa nói rằng: "giảng đề tài gì! Đề tài gì không biết. Mà không có Tứ niệm xứ thì coi như là mất cái gốc". Cái câu này rất quan trọng. Mà Tứ niệm xứ là cái gì? Tứ niệm xứ là nhìn lại tự thân tự tâm của mình. Người tu không có gì khác hơn là phải luôn luôn xoay lại để thấy rõ được thân mình tâm mình. Nếu mình không thấy rõ được thân tâm mình thì mình tu cái gì? Cho nên Minh Thành thiết lập cái Quán Chiếu Đường, quán chiếu là lấy trong Tứ niệm xứ đó, quán xét và soi gọi tự thân tự tâm của mình, đó là việc làm quan trọng nhất của người tu. Ngoài cái đó ra không có gì quan trọng hơn nữa hết (Tứ niệm xứ). Ngoài cái công việc đó không còn cái gì quan trọng hơn nữa hết. Dù cho mình có làm bất cứ cái gì thì đó là việc ở bên ngoài. Mình phải nhìn thấy được thân của mình là cái gì cấu tạo cái gì kết hợp, cái gì hình thành, từ đâu mà sắc này sanh khởi từ đâu mà sắc này chấm dứt.
Mình phải thấy thế nào là cái vị ngọt của sắc, thế nào là sự nguy hại của sắc và như thế nào là sự xuất ly khỏi sắc và con đường vượt thoát nó như thế nào? Ở đây trong kinh tạng Nikaya có nói rất là rõ, mình phải nắm thật vững bảy trí về sắc uẩn, bảy trí về thọ uẩn, bảy trí về tưởng uẩn, bảy trí về hành uẩn và bảy trí về thức uẩn, tổng cộng là mình có ba mươi lăm loại trí tuệ. Mà nói đơn giản là Minh Thành thuộc bảy trí thấy rõ năm uẩn. Các huynh đệ học cái này chưa? Rất là quan trọng. Nếu mình không thấy rõ được chính mình thì tất cả những cái học của mình điều là ở bên ngoài thôi, không có giải quyết được vấn đề của chính mình.
Cho nên Minh Thành rất là tha thiết mong muốn các huynh đệ cố gắng tìm hiểu trong kinh tạng Nikaya. Và nếu được thì mình phải có lớp học về kinh Nikaya, mà nhất là pháp hành ở trong kinh tạng Nikaya. Còn nếu mình chưa nắm vững cái pháp học, mình chưa nắm vững pháp hành, mình không có hành trì thì mình đọc vô đó như cái rừng rậm và cuối cùng mình sẽ đi lang thang ở trên vạn nẽo đường.
Mình không biết thực hành ở đâu hết, mình mình thực hành lung tung, bóc cái này, chụp cái kia, bỏ cái nọ thì cuối cùng cuộc đời tu của mình không có đi đến đâu hết. Cái này rất quan trọng! Cho nên bảy trí về sắc, trí thứ nhất là sắc sanh, thứ ba là sắc diệt, thứ ba là vị ngọt của sắc, thứ tư là sự nguy hiểm nguy hại của sắc, thứ năm là sự xuất ly khỏi sắc và con đường chấp dứt vượt thoát nó, mình phải nắm vững.
Ở trên núi Minh Thành là Minh Thành bắt học thuộc lòng bảy cái trí này trả bài hết, dù cho chú tập sự mới xuất gia cũng phải thuộc lòng bảy trí này. Đó là mình nói về phần sắc uẩn, phần thân. Tự thân mình phải thành tựu cái trí huệ đó.
Rồi bây giờ đến tâm thì nó gồm có thọ, tưởng, hành, thức mình phải biết. Cái đầu tiên đó là mình phải biết sắc là gì. Ở trong kinh Thủ chuyển định nghĩa rằng do bốn đại chủng tạo thành. Sắc nó luôn bị thay đổi, bị vô thường. Sắc là bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành.
Cái điểm đầu tiên này đó là mình bị dính chấu liền. Bây giờ tất cả chúng ta, mình tu học đã nhiều năm, cả chục năm, có vị năm, bảy năm, có vị mười mấy năm rồi đó. Bây giờ khi mà mình nghĩ về cái tấm thân mình đây này. Sáu bảy chục ký mình có nghĩ đây là mình không? Hay là mình thấy đây là sắc. Mình thấy rằng, sáu bảy chục ký là sắc uẩn hay mình thấy sáu bảy chục ký này là mình. Nếu mình thấy cái thân sáu bảy chục ký này là mình là tôi là ta thì đó là Vô minh, chưa có bước vào Chánh tri kiến là cái cửa đầu tiên của Bát chánh đạo.
Cho nên quý vị phải biết trí tuệ của kinh tạng Nikaya rất là thâm sâu, không phải cái đặng đơn giản giống như mình hiểu trước nay đâu.
Mới cái cửa đầu tiên của Bát chánh đạo mà mình chưa có vô được. Mà mình thấy được cái sắc uẩn này đó là bốn đại chủng, sắc do bốn đại chủng tạo thành, mình thấy rõ như vậy, xác quyết thì mình thành tựu trí huệ Chánh tri kiến, đó mới thấy một phần về sắc uẩn thôi. Rồi hỏi mình tu mười năm mười lăm năm nay mình có thấy được cái đầu tiên này chưa?
Mình suy xét lại mình rất là sót xa trong cái sự tu tập của mình. Mà muốn thấy đúng, không chỉ đơn thuần chỉ nghe mà cần phải tuy duy tu tập quán chiếu thường trực, luôn luôn phải quán chiếu về sắc thân này là tứ đại và tất cả những cái mình thấy này nè, trong trời đất này. Phổ thiên la vạn tượng phán cho nó một chữ thôi đó là Sắc, không có gì khác hết. Dù cái nhà đó làm bằng vàng, dù là cái Kim cát tự ở bên Nhật Bản hay là cái Am trăng ở trên Linh Quy Pháp Ấn thì cũng là sắc uẩn không hơn không kém. Dù cho người đó là hoa hậu hoàn vũ của quốc tế hay là người tật nguyền lang lóc ở ngoài đường ăn xin thì đó cũng là sắc uẩn, phải thấy được như vậy đó mới thành trí huệ, trí đầu tiên về sắc. Quý huynh đệ thấy không? Cái này cay đắng lắm! Làm sao mình được cái này là mình phải ngày nào mình ngồi thiền thì mình cũng phải quán chiếu đây.
Minh Thành đang hướng dẫn trong cái lớp Trung cấp Phật học, nếu mà huynh đệ có học cái lớp này thì biết mình đang học cái quán chiếu về Tứ đại. Nguyên một cái tiểu luận quán chiếu tứ đại, mà thuần là trong ở trong kinh tạng Nikaya hết. Mình ngồi lại mình phải quán chiếu mình phân tích tóc, móng, răng ,da, thịt, gân, xương, bao tử, lá lách, dạ dày, ruột non, ruột già, tim, gan, tùy, phế, thận, hoành các mô, nước mắt, nước mũi, nước tiểu, nước miến, máu, mũ tất cả trong cái thân này mình mới thấy rõ cái nào là đất, cái nào là nước, cái nào là gió, cái nào là lửa mình ngồi lại mình quán chiếu, mỗi một ngày mình phải quán chiếu về bất tịnh thì mình mới trừ được cái tham dục. Ngoài cái pháp bất tịnh quán ra không có một pháp nào khác có thể triệt để tiêu diệt được cái tham dục của chúng sanh hết. Đây là trí huệ của bậc Chánh đẳng chánh giác.
Bây giờ mình hỏi lại mình xuất gia bao nhiêu năm nay rồi, được mấy tiếng đồng hồ ngồi quán chiếu bất tịnh. Vì không có quán chiếu bất tịnh chính vì thế mà cái dục ai, tham dục, sắc dục cái khát ái của mình nó vẫn còn nguyên, thậm chí nó phát triển tăng trưởng quảng đại. Khi đối diện với nội tâm mình vẫn đau khổ vẫn khao khát vẫn thèm muốn không có ngừng nghỉ tại vì mình không có dùng pháp bất tịnh quán để mà đối trị, tại mình không học kinh Tứ niệm xứ, mình không có hành trì Tứ niệm xứ.
Cho nên hôm nay Minh Thành muốn giới thiệu với các huynh đệ là những cái pháp thực hành rất-rất cốt lõi và quan trọng. Bởi vì chúng ta thực tập Tứ niệm xứ trong đó gồm cái phần quán vì thân thì mình vẫn thực tập sáu cái phương diện, tức là niệm hơi hơi thở, niệm oai nghi, niệm niệm hành động, niệm Tứ đại, niệm ba mươi hai thể trược và niệm chín giai đoạn của một tử thi. Mà thường thường mình tu ngay cả Phật giáo Nam tông thì cũng dừng lại ở hơi thở niệm oai nghi hành động mà mình thiếu ba cái cái phần sau là cực kỳ quan trọng là niệm về tứ đại, niệm về ba mươi hai thể trược, và chín giai đoạn của một tử thi. Nếu mình không thực tập đầy đủ cái này thì mình không phá được cái tham dục. (Cittasamādhi xin phép nói về chỗ này để quý vị không hiểu lầm. Xin Thầy Minh Thành hoan hỉ cho con sám hối. Thật ra Phật giáo Nam tông vẫn có các trường thiền, tu viện và các vị Sư hành trì đầy đủ sáu cái phương diện trong quán bất tịnh, tức là niệm hơi hơi thở, niệm oai nghi, niệm niệm hành động, niệm Tứ đại, niệm ba mươi hai thể trược và niệm chín giai đoạn của một tử thi. Phật giáo Nam tông có thực tập tất cả Bốn niệm xứ (thân thọ tâm pháp) chứ không chỉ riêng các đề mục bất tịnh của Thân quán niệm xứ.)
Ở trong Tứ niệm xứ mình nói đơn giản là quán xét thân tâm. Các huynh đệ nói rằng mình xem mình thấy ớn thấy sợ quá, thấy khủng khiếp quá nhưng mà khi mình tiếp xúc thiệt ở ngoài thì lúc nói không giống như vậy tại vì sao quý huynh đệ biết không? Tại vì không có thực tập thường xuyên, có khi cả cuộc đời của mình mình mới được xem một lần hay vài lần. Cái này đòi hỏi mình phải thực tập liên tục không có ngừng nghỉ, ít nhất là mỗi ngày đều có một giờ để thực tập quán bất tịnh thì mình mới thành tựu trí tuệ. Huynh đệ nói là mình nghe pháp thường xuyên, nghe pháp thường xuyên chỉ mới thành tựu về phần văn thôi. Còn khi mình ngồi lại để dùng trí quán phân tích suy xét tư duy quá chiếu thì lúc đó mình mới thành tựu phần tư tuệ.
Tại sao mình không thành công? Tại vì mình chỉ xem phớt phớt qua thôi, mình đâu có để vào tâm. Cho nên bốn điều kiện để mình thành tựu mỉ mãn giúp cho mình như ý. Đầu tiên là mình phải muốn, mình muốn làm điều đó, kế đó là sao? Mình phải nỗ lực trong cái điều đó, sau đó mình phải để tâm vô cái điều đó, cuối cùng minh phải tìm mọi cách khéo léo nhất để làm cho bằng được cái điều đó, đây là Tứ như ý túc: dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, tâm như ý túc và tư duy như ý túc. Bốn cái điều này là chìa khóa vàng đi đến thành công. Mà mình đơn thuần mình chỉ có muốn thôi à. Mình muốn được chứng quả, mình muốn được hết tham sân si nhưng mà cái muốn của mình nó chưa đủ nữa, chứ mà cái muốn nó đến mức rồi đó thì tự động nó vượt lên. Giống như ở ngoài đời, huynh đệ thấy ngay bản thân mình đi, cái gì mà mình muốn quá mức thì mình có nỗ lực để làm cho bằng được cái muốn đó không? Cho nên cái muốn đủ sức thì nó sẽ tạo thành động lực để cho mình phấn đấu. Chín vì thế mà ở trong kinh Tăng Chi bộ, Đức Phật nói rằng: Tất cả pháp lấy dục làm căn bản, là cái sự ham muốn là nền tảng để hình thành tất cả các pháp. Cho nên cái muốn tu của mình, cái muốn giải quyết của kinh chưa đủ, chưa có mạnh chưa có đủ mạnh để nó làm cho mình nỗ lực mà nếu mình nỗ lực thì sao? Mình nỗ lực để tâm vô thì ngày nào mình cũng quán bất tịnh hết, mà ngày nào mình cũng quán bất tịnh thì khi mình đối duyên xúc cảnh nó đến thì lúc đó nó sẽ khác. Lúc ban đầu chưa được bất động, chưa được đâu, lúc đầu có thể mình thua bảy ba tại vì cái dục nó mạnh hơn, cái quán của mình nó yếu nó chỉ có ba nhưng từ từ nó năm năm, năm mươi năm mươi, mà tu tập riết mình kiên trì nỗ lực tinh tấn riết thì nó vượt lên. Cái phần thắng của mình nó chiếm ưu thế hơn, đến cái lúc mình đến mức độ đó mình phải có sự nỗ lực tinh tấn kiên trì.
Cho nên ngày hôm nay Minh Thành dùng cái từ trói voi bỏ rọ. Tại vì cái giáo pháp quan trọng của pháp hành rất là quan trọng mà có một buổi thôi cho nên mình trói con voi bỏ vô cái rọ để gởi cho các huynh đệ những bí kiếp chân chánh pháp, mình tuổi trẻ với nhau lắm phải không các huynh đệ, phải không? Mình ở trong chùa là mình hiểu nhau lắm, nhất trí không? (Các huynh đệ ngồi phía dưới vỗ tay). Nên mình biết cái bệnh chung là bệnh gì và cái thuốc trị bệnh mình dùng cho đúng thuốc đúng liều lượng thì nó mới giảm bệnh nó mới hết bệnh nó mới lành bệnh.
Cho nên hôm nay Minh Thành chỉ giới thiệu với các huynh đệ cái đó chỉ là cái căn bản của cái phần cái trí để mà quán chiếu về sắc uẩn.
Ở trong cái phẩm thiền định của Tăng chi bộ kinh tập một trang tám mươi tám thuộc tạng Kinh Nikaya Đức Phật nói: Như một ai này các Tỷ kheo với tâm biến mãn cùng khắp biển lớn có thể bao gồm tất cả các con sông bé nhỏ đỗ vào biển cả. Cũng vậy, này các Tỷ kheo ai tu tập làm cho sung mãn thân hành niệm cũng bao gồm tất cả thiện pháp, gồm tất cả pháp thuộc về minh phần có một pháp này các Tỷ kheo được tu tập được làm cho sung mãn đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác đưa đến chứng đắc các tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì, chính là thân hành niệm. (Thân hành niệm là nãy giờ mình nói đó là niệm thân đó). Có một pháp này các Tỷ kheo khi được tu tập được làm cho sung mãn thân được khinh an, tâm được nhẹ nhàng mỗi tư duy được dừng lặng toàn bộ các pháp thuộc về minh phần tu tập được làm cho sung mãn, pháp đó là pháp gì, chính là là thân hành niệm.
Đó huynh đệ thấy không? Cái đoạn kinh này Đức Phật tán thán cái pháp thân hành niệm nhiều lắm.
Các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, các pháp bất thiện đã sanh được đoạn diệt nếu được tu tập một phần đó là thân hành niệm.
Các pháp làm cho ngã mạn được đoạn tận, tùy miên, phiền não được nhổ sạch, các kiết sử chấm dứt hết. Pháp đó là thân hành niệm.
Có một pháp đưa đến sự phân tích của trí tuệ đưa đến Niết Bàn, không có chấp thủ. Pháp đó chính là thân hành niệm.
Và kết thúc Đức Phật ngài nói, những vị này không có hưởng được bất tử là những vị không tu tập pháp thân hành niệm.
Những vị này hưởng được bất tử này các Tỷ kheo là những vị tu hiện pháp thân hành niệm.
Ai thực hành cái này là người đó hưởng được hưởng được hương vị của bất tử. Bất tử chính là Niết Bàn. Là sự chấp dứt, sự nhiếp phục, sự từ bỏ, sự đoạn tận tham dục tham ái, đoạn tận sự khao khát đối với sắc uẩn đó là Niết Bàn.
Như vậy Minh Thành giới thiệu sơ qua để quý huynh đệ thấy được cái công năng cái tác dụng, cái lợi ích chính lời Chánh đẳng chánh giác nói trong kinh Tăng Chi bộ (thuộc tạng Kinh Nikaya). Bây giờ mình trở lại cái vấn đề để mình thành tựu cái trí về sắc uẩn, rất là quan trọng.
Bảy cái trí, đầu tiên là mình phải hiểu rõ sắc, nếu mà mình không hiểu rõ sắc thì mình không thể nào tu tập được hết.
Ủa. Sao mà thầy nói kỳ vậy! Con là con không biết sắc là gì sao. Con học hồi đó đến giờ, con trường Phật học hết sơ cấp, rồi học trung cấp rồi học hết cao đẳng rồi mà bây giờ thầy nói con chưa biết hết sắc? Thật sự là mình chưa biết, mình chỉ biết trên từ ngữ thôi. Mình tưởng đâu sắc là Cô gái đẹp, sắc là cái đóa hoa này mà không biết chính là đây, đây là sắc uẩn (thầy chỉ vào bản thân). Mình chỉ có thấy những cái sắc bên ngoài không à. Cho nên Đức Phật phân biệt thành hai đó là nội sắc và ngoại sắc đều thuộc về sắc uẩn hết. Đầu tiên mình phải biết nó sắc pháp là sắc pháp thì lúc đó mình thành tựu một cái trí huệ về sắc pháp. Mà mình nhận lầm đây là mình thì mình không thành tựu cái trí về sắc rồi, huynh đệ thấy không? Khi mình suy nghĩ là mình nghĩ tôi ăn, tôi đi, tôi làm chứ mình đâu nói là sắc ăn, sắc đi, sắc làm. Sắc uẩn nó ăn, hiện tại bây giờ là sắc uẩn đang ngồi chứ không phải mình đang ngồi. Phải xác định cái trí thứ nhất về sắc, cái này đòi hỏi mình phải có sự thực tập đó các huynh đệ nếu mình không có thực tập thì mình không có gỡ ra nổi đâu, cái này nó ăn sâu lắm, đây gọi là thân kiến. Phá thân kiến là Dự lưu vào cái vòng của trí huệ lập tức, khi phá thân kiến là phá vỡ cái kiến chấp về thân, phá vỡ sự nhận định sai lầm về thân, mình phá bỏ thân kiến thì hoài nghi và giới cấm thủ lập tức nó tiêu diệt liền. Nó đi theo đó nó tiêu diệt và mình dự vào cái dòng pháp chánh thức bước vào bốn đôi tám chúng của Đức Phật, mới chánh thức là đệ tử Tăng bảo. Cho nên đầu tiên mình phải thành tựu cái trí về sắc, phải biết đây là sắc uẩn, loại bỏ cái ý nghĩ mình tôi ta, luôn luôn lúc nào cũng phải nhìn thấy đây là sắc uẩn.
Sắc sanh ở đây Minh Thành nói đơn giản thôi. Sắc sanh là do thức ăn tập khởi cho nên sắc tập khởi, sắc ăn cho nên thức ăn đoạn diệt. Huynh đệ thấy không, cái sắc này muốn tồn tại nó muốn sanh khởi là do nó có thức ăn, không ăn là chết cho thức ăn đoạn diệt là sắc đoạn diệt. Sắc diệt đạo là gì? Là mình tu tập Bát chánh đạo.
Bát chánh đạo trong kinh Nikaya không giống như mình học trong trường sơ đẳng trung cấp Phật học đâu nó sâu xa lắm. Bát chánh đạo trong kinh Nikaya đó mình vừa thành tựu Chánh tri kiến thôi là Sơ quả Tu đà hoàn.
Cho nên Bát chánh đạo nếu mà mình học kỹ thì hết ba tháng An cư kiết hạ mới xong. Bát chánh đạo của kinh tạng Nikaya không có đơn giản như Chánh kiến, Chánh tư... này nọ ki kia, này nọ kia gì đó, cái đó ngôn ngữ không à.
Chánh kiến là tối thiểu mình nói hồi nãy đó thân là sắc uẩn không có tôi, không có gì là tôi không có gì của tôi.
Bây giờ vị ngọt của sắc là gì? Do duyên sắc khởi lên vị ngọt gì thì cái ngọt đó là lạc hỉ của sắc. Do duyên với cái sắc đó mà mình lên sự thích thú ham muốn khoang khoái thì cái ham muốn khoan khoái đó là vị ngọt của sắc. Mình cần phải biết đây là vị ngọt của sắc.
Này các Tỷ kheo do có vị ngọt của sắc nên chúng sanh mới ưa thích sắc, tham đắm sắc, khao khát sắc, chạy theo sắc bị lôi cuốn hấp dẫn bởi sắc bởi vì sắc có vị ngọt của sắc.
Chứ không phải mình nói chung chung, nói suông khổ khổ sắc này là khổ, cái miệng nói khổ mà cái bụng thì khoái.
Huynh đệ thấy không? Cái đó nói miệng thôi. Cho nên Đức Phật có vị ngọt của sắc, chứ không phải không có vị ngọt của sắc. Vì có vị ngọt của sắc cho nên chúng sanh đam mê. Mà vị ngọt của sắc là gì? Là những cái gì mình thích thú khoan khoái của mình đối với sắc thì cái đó là vị ngọt của sắc.
Huynh đệ có thấy là mình đi tìm cầu cái vị ngọt này nhiều không? Tìm cầu cái vị ngọt suốt cuộc đời, đau khổ hoài, không có thấy đủ, cái vị ngọt này không cần giải thích, vị ngọt này để cho cuộc đời này giải thích đầy hết.
Bây giờ thế nào là sự nguy hại của sắc? Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc đó là nguy hại của sắc. Vô thường, khổ, biến hoại tại vì cái sắc đó nó luôn luôn ở trạng thái sanh diệt biến hoại, làm gì có đóa hoa nào nở hoài không tàn. Dù có cái tên là hoa bất tử ở Đà Lạt thì nó vẫn tàn như thường, nó chậm hơn các đóa hoa kia thôi chứ làm gì mà có đóa hoa không tàn, cho nên sắc nhất định phải chịu sự Vô thường, nhất định phải chịu sự khổ, nhất định phải chịu sự biến hoại đó là sự nguy hại của sắc trong kinh Phật diễn tả kĩ lắm. Sự nguy hại của sắc là là như thế nào? Là tóc bạc, là da mòi, mắt mờ, lưng còng, tai điếc, gối mỏi, đi lụm khủm rung rẫy, nằm một chỗ bất động đại tiểu tiện. Đó là sự nguy hại của sắc. Sự nguy hại của sắc mình thấy đó, tai nạn giao thông lìa đứt cái chân ra. Cho cái sắc này nó vô thường cho nên nó không giữ được cái tự thể của nó mà nó chịu sự biến đổi sự tác động kịch liệt của các duyên ở bên ngoài, đất nước gió lửa. Nhất định nó phải đi đến cái sự tan hoại diệt vong, không có con đường nào khác hết. Thấy được như vậy thì mình thành tựu cái trí về sự nguy hại của sắc, đó là trí thứ sáu.
Cho nên hằng ngày mình tu tập. Xin thưa với các huynh đệ ca pháp quán bất tịnh này hằng ngày Minh Thành quán khoảng hai trăm lần chứ không phải xem một lần, mở ra vừa ngồi vừa quán chiếu luôn, quán hai trăm lần mà bây giờ mỗi ngày vẫn quán chiếu. Đức Thế Tôn nói trong kinh Tứ niệm xứ (tạng Kinh Nikaya) là bảy năm, sáu năm, năm năm, ba năm, hai năm, một năm chứ không phải coi thấy được một cái rồi nghĩ rồi trở ra. Tại mình không chịu kiên trì, không chịu để tâm. Mình phải tiếp tục tu tập. Mình không nắm lấy cái đề mục của Thiền định thì làm sao mình thành tựu định được. Mình phải có lòng tin đối với pháp Bát chánh đạo, pháp quán bất tịnh, mình phải có sự nỗ lực tinh tấn rồi mình phải nhớ nghĩ về cái pháp hoài, mình chuyên chú mới có định. Thì tự nhiên mình sanh được cái trí huệ trong đó, đó là tín, tấn, niệm, định, tuệ. Đây là năm căn tạo thành năm lực cho nên quý huynh đệ phải nhuần nhuyễn ba mươi bảy phẩm trợ đạo giống như mình thuộc chú vãng sanh chú đại bi vậy đó. Chú vãng sanh chú đại bi bỏ qua một bên. Bây giờ phải thuộc lòng ba mươi bảy phẩm trợ đạo, nói đến đâu là biết đến đó. Về pháp học, bây giờ bên Phật giáo nguyên thủy Myanmar có Tam tạng pháp sư người ta học gần bốn mươi nghìn trang A4. Mà mình có ba mươi bảy phẩm trợ đạo thôi mà học không xong, cái chỗ này là mình phải nhìn ra một cái lỗi lầm sâu sắc của người học Phật bây giờ, thích làm cái gì làm cái một thôi à. Cứ nói nhiều quá nhớ không hết, sao mà nhớ được. Chỉ cái Bát chánh đạo cái Tứ diệu đế hỏi đế này quên đế kia. Huynh đệ thấy không? Không đi trên đường thánh đạo thì làm sao mà thành tựu được thánh quả.
Ở trong kinh Đại bát Niết Bàn ở trong Trường bộ kinh. Các huynh đệ nhớ Minh Thành nói nãy giờ là thuần túy trong kinh Nikaya. Thì trong kinh Đại bát Niết Bàn ở trong Trường bộ kinh, Đức Phật nói rằng cái truyền thống của Chư Phật, tất cả các bậc Chánh đẳng chánh giác mà muốn thành Phật thì phải trải qua con đường: thứ nhất là đoạn tận năm triền cái, thứ hai là an trú tâm nơi Tứ niệm xứ, thứ ba là tu tập thất giác chi đó là truyền thống chánh pháp của tất cả Chư Phật chánh đẳng chánh giác trong ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Mà mình bây giờ mình tu thì mới hỏi Bát chánh đạo, Tứ diệu đế, Tứ niệm xứ thì nhớ cái này nhầm qua cái kia nhớ cái kia qua cái nọ. Cái pháp học mình còn không xong thì làm sao mà đến pháp hành. Tại sao vậy? Tại mình dãi đãi lười biếng, chỉ muốn cái gì cho dễ, tánh quen của chúng sanh là vậy đó là phóng dật, buông lung, dãi đãi lười biếng, biếng nhát nhu nhược.
Trong khi Đức Phật là bốn Đại A tăng kỳ, trăm nghìn đại kiếp thì mới phát hiện ra con đường Bát chánh đạo của bậc Chánh đẳng chánh giác, tỷ tỷ kiếp mới thành tựu cái đạo lộ thánh đạo mà ai đi trên thánh đạo thì mới thành tựu thánh quả. Còn bây giờ mình thì học không nhớ, một câu thôi, hay một hơi thở thôi à. Thành ra cái chỗ này là rất là quan trọng để cho chúng ta phải chiêm nghiệm. Còn bằng không mình tu như cái cách bây giờ là mình không thể nào mình thành tựu được hết, không có thành tựu gì đâu tại mình tu theo cái kiểu dãi đãi theo cái kiểu lười biếng của mình, cái suy nghĩ phàm phu suy nghĩ của vô minh, suy nghĩ của ngã mạn, cái suy nghĩ của tà kiến chấp thủ.
Cho nên mình phải căn cứ theo thánh đạo, y như thánh đạo thôi thì mình mới thành tựu thánh quả. Thẩm chí những kinh giảng giải cũng không có tin theo. Chỉ y cứ tin theo duy nhất kinh Nikaya thôi.
Tại bây giờ giảng riết tam sao thất bổn, mà bây giờ nghìn sao triệu sao rồi, hơn hai nghìn năm ra thành tỷ sao thất bổn rồi, cuối cùng mình đọc vô mình không thấy cái gì hết.
Cho nên chỉ đi thẳng vào Kinh tạng Nikaya. Huynh đệ nếu mà thực tập đi không có nói nhiều chỉ trong vòng bảy ngày, ngay cái mùa An cư này huynh đệ thực tập cái pháp quán bất tịnh, ngày nào cũng quán rồi huynh đệ sẽ thấy cái hiệu quả của nó. Mà không phải đợi cho hết mùa an cư mà là nữa tháng thôi, mà không phải đợi đến nữa tháng một tuần lễ thôi, không phải đợi đến một tuần lễ mà là một buổi thôi mình thực tập, mà không phải đợi hết một buổi mà ngay khi mình ngồi thực tập như hồi nãy huynh đệ ngồi nhìn đó, ngay lúc đó tâm trạng mình tham dục nó khởi lên được không? Rất là khó, cực kỳ khó, ngay lúc nãy đó tham dục có khởi lên được không? Nó yểm ly, nó chán chê, nó thấy vãi, nó thấy ớn thấy sợ đó là hiệu quả tức thì đó.
Đức Phật định nghĩa pháp là gì? Pháp được Đức Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, đến để mà thấy, không có trải qua thời gian, có hiệu quả tức thì, là pháp đưa đến hướng thượng được người trí có thể tự mình giác hiểu.
Thiết thực hiện tại ngay chỗ đó mình thấy được, cho nên mình quán về cái sự nguy hại của sắc này, hay lắm. Quán cái sự Vô thường của nó, nhìn vô khía cạnh vô thường nhìn vô khía cạnh khổ của nó, nhìn vô khía cạnh biến đổi hoại diệt của nó, nhìn vô sâu cái đó thì thành tựu cái trí huệ yểm ly chán chê xa lìa nó, yểm ly, ly tham, đoạn diệt từ bỏ nó nhàm chán nó.
Tất cả xin thưa các huynh đệ cái pháp tu của Phật giáo cái thiền đều là thiền tuệ, cái thiền định chỉ là phụ để tâm mình đủ mức độ yên xong bắt đầu chỉ sử dụng toàn là thiền quán trí tuệ hết, duy nhất chỉ có Phật giáo mới có, tất cả các tôn giáo khác trên thế giới không có cái thiền tuệ (Vipassanā hay Tứ niệm xứ) này.
Cho nên mình thừa hưởng cái gia tài khủng khiếp không thể tưởng tượng nổi cho nên mình lại từ lúc bảy tuổi cho đến bảy mươi tuổi cũng chưa hết các Ân đức Phật. Mà mình có gia tài mà mình không chịu học không chịu thực hành mà mình chạy theo mình đi mấy cái môn học ở ngoài thế gian rồi mình được một chút bằng cấp rồi mình tự vương vương tự đắc ta đây thì cái đó là đáng thương sót, đáng thương sót ở trong Phật giáo. Các huynh đệ phải nắm vững cái điều này.
Minh Thành thấy các huynh đệ trẻ bây giờ lên giảng là triệu like nhưng mà Minh Thành lo lắm, vì không có Chánh pháp Bát chánh đạo ở trong đó. Không có Chánh pháp Bát chánh đạo trong đó thì toàn bộ Phật pháp sẽ mai mọt bởi toàn là nói những pháp thế gian. Cho nên khế cơ phải khế lý mới được, còn không chính mình sẽ làm hoại diệt Phật pháp. Thà là không nói, chưa có thành tựu Chánh tri kiến thì không có nói pháp, không cho dễ mà cho lên pháp tòa. Chính cái hiện trạng bây giờ, các huynh đệ thấy trên mạng internet tùm lum hết, lẫn lộn chánh tà, không phân biệt được thật giả rồi người học người Phật tử biết đi về đâu. Chính bản thân mình mù lòa mà đi ra dẫn đường làm thầy người thì cả một đám mù đi sai. Cho Đức Phật nói người mù dẫn người mù nên mới đi xuống vực thẳm mà không hay biết. Cho nên cái chỗ thăng pháp tòa với tác sư tử hóng không phải là chuyện đơn giản. Phải cẩn thận coi chừng mình rơi xuống ngã quỷ, địa ngục, súc sanh đó không phải chuyện đùa giỡn đâu. Rất là quan trọng. Không phải chuyện giỡn mình lên mình làm mù hết mắt chúng sanh tại mình đâu có Chánh tri kiến, mình không biết cái cốt tỷ của Phật Pháp là ở chỗ nào, trí huệ nằm ở đâu, cho nên phải học cho kỹ phải để tâm.
Minh Thành nhắc lại trong tạng Kinh Nikaya phải nắm cho thật vững, phải nắm vững ba mươi bảy phẩm trợ đạo rồi mới đi giảng pháp.
Cho nên Minh Thành thấy bây giờ các chùa càng ngày càng phát triển càng ngày càng xây nhiều càng đông vậy chứ Minh Thành thấy nguy hiểm chứ không phải là tốt lành, tốt là tốt đối với mặt thế gian thôi còn trong Đạo Phật thì rất là nguy hại.
Cho nên cái mặt đó là cái chỗ sâu. Cái trí tuệ cuối cùng là sự xuất ly khỏi sắc, là sự nhiếp phục dục và tham, là sự đoạn tận dục và tham đối với sắc, đây gọi là sự xuất ly khỏi sắc. Quý huynh đệ thấy khôn, đây là con đường rất rõ ràng, nhiếp phục dục và tham, đoạn tận dục và tham đối với sắc thì cái đó là con đường ra khỏi sắc. Đức Phật nói đây là đạo lộ của thánh đạo rất là rõ. Nhiếp phục dục và tham, đoạn tận dục và tham, làm sao để đoạn tận? Mình phải trở lại cái thân hành niệm, thân hành niệm thì sáu cái phương diện mình phải tu tập: niệm hơi thở, niệm oai nghi tức là đi đứng nằm ngồi, đi biết đi, đứng biết đứng, nằm biết nằm, ngồi biết ngồi cái đó gọi là niệm oai nghi, thứ ba là niệm hành động là thân thể mình sử dụng như thế nào mình phải biết như thế đó, co duỗi, cúi ngước, ăn uống, đi chạy... tất cả các hành động mình phải chánh niệm tỉnh giác cái đó gọi là niệm hành động. Ba cái này là chung chung nhiều người tu tập.
Nhưng mà ba cái sau là cái mình đã thiếu, là niệm tứ đại, niệm ba mươi hai thể trược và niệm chín giai đoạn của một tử thi. Ba cái này là cái cần bổ khuyết rất là quan trọng. Mình thiếu ba cái này cho nên mình không nhiếp phục được dục và tham, không đoạn tận được dục và tham, mình không có phá được bản ngã.
Quán từ đại thì quý huynh đệ về xem cái trang linhquyphapan.vn có cái phần quán chiếu tứ đại mà mới có hai bài thôi. Mà huynh đệ nhớ cái phần đó là tiểu luận của Chánh đẳng chánh giác, cái giáo trình đó Minh Thành soạn không phải lời của Minh Thành mà là trong năm bộ kinh Nikaya quán chiếu về tứ đại. Mình ngồi trở lại mình thấy thân thể mình cái hơi thở vô ra nó khì khịch như vậy đó, rồi biết nó là phong đại là gió, tim đập, mạch nhảy, máu huyết lưu thông tất cả cái đó là động cho nên mình thấy nó là gió, ngồi mình nói mình biết gió bên trong gió bên tất cả những cái gì chuyển động. Rồi cái hơi ấm cái nhiệt độ tất cả những cái gì làm cho tiêu hóa nếu mà có nhiệt độ thì mình không có tiêu hóa được cho các huynh đệ thấy người chết nằm cứng đơ đâu có co duỗi được đâu nó không còn nhiệt độ nữa, hỏa đại nó không còn nữa. Còn nếu phong đại nó không có là mình nói chuyện không được nó méo luôn không chuyển động được tại vì phong đại không có, tất cả những cái động chuyển điều là phong đại, mình phải nhìn thấy mình phải thực tập thường xuyên liên tục để mình nhìn.
Cho nên sự tu học theo kinh Nikaya là mình phải nỗ lực dữ lắm. Chứ không như mình nghĩ đơn giản là một ngày hai thời lên chánh điện ngồi tụng kinh niệm Phật là xong đâu, không phải vậy đâu. Tư theo Phật là nó khác, mình đi thánh đạo thì mình sẽ thành tựu được thánh quả, đây là thánh đạo mà chữ thánh ở đây chỉ cho Đức Phật nhập các huynh đệ.
Cho nên quý huynh đệ thấy rằng là về cái phần quán tứ đại Minh Thành nói phớt qua thôi.
Còn về quán ba mươi hai thể trược cái này quan trọng lắm. Mình ngồi trở lại mình nhắm mắt mình quán tưởng, mình bứt hết, tóc của mình hôm nay cạo rồi phải không? Tóc ngắn ngắn cũng bứt hết bỏ hết nắm tóc, nhổ hết mấy chục cái răng máu chảy rồng rồng để xuống. Minh Thành có nói cái bài quán bất tịnh đó, cái phần học mới đây có nói kĩ rồi đó bây giờ Minh Thành nói phớt qua thôi. Bứt hết ra tóc móng răng da, bảo tử dạ dày ruột non ruột già khi nãy cho coi rồi bây giờ để ra từng cái trước mắt mà cái nào mình để rồi mình phải thấy rõ nó. Mình quán ba mươi hai thể trược như vậy rồi mình mới hỏi tim là mình, hay gan là mình, hay thận là mình, ruột già là mình hay là phân là mình, nước tiểu là mình hay mũ đàm là mình, máu là mình, hay mỡ là mình. Tất cả mình quán ba mươi hai thể trược như vậy đó rồi từ từ mình mới phá được cái nhìn sai lầm về thân này. Ngày nào mình cũng phải quán như vậy hết mà huynh đệ quán được cái này rồi đó thì cái công năng cái tác dụng của nó các huynh đệ không tưởng tượng được. Khi mà đối duyên xúc cảnh, các trần cảnh bên ngoài mình sẽ có một cái sức niệm định huệ rất là vững chắc. Còn bây giờ tâm mình không có chỗ nào bám trụ hết cho nên gặp cảnh là duyên gặp trần liền dính tại vì tâm mình đâu có pháp hành, trong tạng Nikaya gọi là không có chỗ đứng ở trong giáo pháp. Nếu mình thực hành được quán bất tịnh và Bát chánh đạo thì mình mới có chỗ đứng ở trong giáo pháp. Còn mình là tâm hoang vu, tâm hoang vu là suốt ngày ngày hết cái này đến cái kia, cái thọ tưởng hành thức nó vận hành liên tục không có dừng lại tại vì mình không có pháp để trụ không có pháp hành. Giỏi lắm một hơi thở hai ba câu niệm Phật vậy thôi mà hiệu quả không có được bao nhiêu hết, lúc ngồi thì nó tạm tạm vậy thôi mà khi buông ra tham vẫn còn tham, sân vẫn còn sân, si vẫn còn si cái bản ngã vẫn còn to đùng đâu có khác gì đâu. Cho nên những cái pháp tụng kinh niệm Phật đếm hơi thở đó nó không đủ để đâm thủng cái khối Vô minh to lớn, nó không đủ trí huệ để chém đứt mạng lưới của tham ái và chấp thủ. Phải đi theo con đường Bát chánh đạo của bậc Chánh đẳng chánh giác mới phá vỡ được cái khối đại Vô minh. Huynh đệ thấy cái này quan trọng lắm. Hôm nay Minh Thành muốn trao gởi những cái rất là tâm yếu ở trong pháp tạng, là món quà tinh thần trong ba tháng mùa An cư kiết hạ cho các huynh đệ.
Các huynh đệ phải nắm cho thật vững những cái này, nó lợi lạc cho mình lợi lạc cho người.
Đừng có vội phê phán đừng có vội bám theo cái suy nghĩ thấy biết thiên lệch nhỏ hẹp của mình. Mình phải bình tâm lại để về đọc cái tạng Kinh Nikaya, đọc ba mươi bảy phẩm trợ đạo và phải nhìn lại tự thân tự tâm của mình thì mình mới thấy được cái chánh pháp Vô thượng chứa đựng trong kinh tạng Nikaya. Như vậy thì quý huynh đệ thấy rằng cái sự nhiếp phục dục và tham, cái đoạn tận dục và tham nó có con đường.
Bây giờ cái giải đoạn cuối cùng của quán bất tịnh chính là chín giai đoạn của một tử thi, đó cái này Minh Thành đã nói trong cái bài quán bất tịnh rồi huynh đệ về xem. Bây giờ Minh Thành chỉ nói sơ qua là quán chiếu mình nằm dài đứt hơi bốn người khiên để một hai ba ngày nó sình lên, nó xanh bầm đen tím nứt nẻ chảy nước vàng ra rao rao rồi hôi thúi rồi bao nhiêu con trùng vòi nó đấy nó ăn hết rồi năm tháng xương đầu một nơi, xương sườn một nơi, xương chân một nơi, xương ống huyển một nơi rãi rác rồi từ từ nó mòn trở thành các bụi. Mình cứ quán chiếu như thế là mình đang bước vào cánh cửa bất tử.
Như vậy là hôm nay Minh Thành đã giới thiệu cho các huynh đệ bảy trí huệ về sắc uẩn chứ chưa nói gì đến thọ tưởng hành thức, chỉ nói về sắc uẩn. Các huynh đệ phải nắm cho thật vững nhất là phần bất tịnh quán để đối trị cái tham dục, là ngay cái giờ phút hiện tại ngay cái tuổi trẻ tu học của mình mà quý huynh đệ thực hành được cái này thì sẽ an ổn để mà tu tập và sẽ thăng tiến trên con đường tự tu cũng như hành đạo, còn nếu không mình chưa có vững mà mình thích làm nhiều ở bên ngoài thì mình sẽ bị trần cảnh bên ngoài nó hấp dẫn lôi cuốn và nó có thể làm cho mình rơi xuống vực sâu rơi vào cái vòng xoáy.
Ở trong tạng Kinh Nikaya trong bài kinh Bắt rắn, khi bắt rắn mình phải chụp cái cổ của con rắn chứ nếu mình chụp cái đuôi thì nó quay lại nó mổ nó cắn. Thì cái gì cũng vậy hết Đức Phật có giải thích rất rõ nếu mình học kỹ thì mình sẽ hiểu. Và cái vấn đề quan trọng là mình không có nói người ta. Không xem người làm cùng chẳng làm hãy xem mình có làm hay không làm. Cái đó là cái việc chính của mình.
Và cái vấn đề làm sao để lấy cái thước đo là mình tu có đúng chánh pháp hay không đúng thì mình coi lại cái tham sân si của mình. Nếu mà nó giảm thiểu tức là mình đang tu theo chánh pháp. Mà nếu tham sân si nó tăng thịnh lên là cái đó mình đang tu theo tà pháp tăng thêm cái ngã mạng.
Cho nên cái này trong kinh Nikaya nói rất là rõ nhưng hôm nay mình không có nhiều thời gian.
Minh Thành có giảng mục đích của Đạo Phật nếu huynh đệ nào muốn tìm hiểu thì lên trang web xem. Trong cái bài đó Minh Thành trích dẫn lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikaya nói rất là rõ cái mục đích của Đạo Phật là đoạn tận tham sân si, cái cách làm sao để đoạn và tại sao tham sân si sanh khởi rồi dùng phương pháp nào để đoạn tận và tham sân si từ đâu nó làm cho tăng trưởng phát triển... Trong kinh tạng Nikaya có định lý, có phương pháp, có đường lối tu tập rất là rõ ràng, thì huynh đệ cứ lấy cái mức giảm thiểu tham sân si cho đến đoạn tận tham sân si dập tắt bản ngã lấy cái đó làm chuẩn mực của sự tu hành.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
• Bài giảng: TRÍ TUỆ BẤT DIỆT - KINH TẠNG NIKAYA
• Giảng Sư: Thích Minh Thành tt. Linh Quy Pháp Ấn
• Giảng cho Tăng sinh nhập hạ tại Chùa Hoằng Pháp
• Ghi chép: Thuận Hoà Cittasamādhi
💡 Thachthuanhoa@gmail.com
Xin quý vị hoan hỉ ghi nguồn khi chia sẻ bài viết. Cảm ơn
Được gửi từ HUAWEI GR5 mini
© Blog Đạo Phật