MẤT NIỀM TIN TRONG CUỘC SỐNG, TÔI PHẢI LÀM SAO?
Tâm sự của cô Nhung - cô giáo cũ của một thành viên TGĐT:
"Tại sao mình luôn sống tử tế, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và mình chưa bao giờ làm hại bất kỳ ai dù chỉ trong ý nghĩ mà toàn bị người đời tìm cách hãm hại và toàn gặp chuyện xui xẻo như thế này? Mình cảm thấy cuộc đời rất bất công, đôi khi mình muốn buông xuôi tất cả."
Là Thiền sinh Vipassana, bạn hãy cho cô Nhung lời khuyên để có thể lấy lại niềm tin trong cuộc sống nhé.
(Để có thể chia sẻ những vấn đề bạn đang khúc mắc trong cuộc sống mời bạn gửi email về địa chỉ thiengiuadoithuong@gmail.com. Chúng tôi sẽ chuyển những băn khoăn của bạn lên facebook, hy vọng các lời khuyên từ các thành viên TGĐT sẽ giúp ích cho bạn. Bạn có thể yêu cầu giấu danh tính nếu không muốn lộ diện).
Ý kiến của các thành viên TGĐT:
Hương Thiền: Khi hành thiền và quan sát các trạng thái tâm, dần dần nhận ra động cơ thật của những hành động, lời nói của mình chúng ta sẽ nhận ra có rất nhiều phiền não, ô nhiễm ẩn sâu bên trong tâm thức, khi đó những than phiền như trong tâm sự trên cũng sẽ không còn, ta biết và hiểu mình hơn, chấp nhận, tha thứ cho mình và người nhiều hơn bởi tất cả đều trong địa ngục của tham, sân, si.
Chúng ta hay có tâm trạng này, cho rằng mình tốt đẹp nhưng thiệt thòi, thật ra khi nhìn kỹ lại ta sẽ thấy mình ko tốt đẹp như mình tưởng đâu, chính những suy nghĩ so sánh, đánh giá này nói lên bạn luôn bất an, mà nội tâm bất an thì hành động lời nói cũng đem đến phiền não, bất an cho người khác- đó là quy luât. Hơn nữa nếu tốt mà gặp chuyện xui xẻo thì có thể do nghiệp kiếp trước, cũng có thể do bạn tốt mà chưa có hiểu biết, chưa đủ khôn ngoan để xử lý việc cho toàn vẹn. Nếu thực sự tốt thì nhân quả sẽ trả lời khi các điều kiện hội tụ, còn nếu bị xui xẻo, vẫn nên tự xét lại mình 1 cách sâu sắc hơn. Chỉ có sự tự tin và bình an nội tâm, hiểu biết sẽ khiến cho mọi việc ổn định lại, còn việc làm tốt nhưng động cơ chưa tốt, hoặc thái độ xấu ngầm bên trong thì chưa phải là Nhân tốt để chắc chắn ra quả Tốt được. Vài lời chia sẻ.
Hong Hanh: 99, 99% chúng ta ai cũng đã từng suy ngẫm điều này. Nhưng cái quan trọng là vì sao chúng ta luôn hỏi mà ko có kinh nghiệm khi đã biết tới Phật! suy cho cùng để trị dứt cái bệnh này có lẽ điều đầu tiên là hiểu tứ diệu đế! bát chánh đạo... cứ mỗi tình huống trong đời là cái để chúng ta học hỏi và hiểu ... khi hiểu rồi thì chúng ta sẽ ko còn hỏi nữa, biêt chấp nhận thực tại, chấp nhận chúng... chuyển hóa cái nghiệp xấu từ từ bi hỷ xả của mình, mọi thứ có thể thay đổi từ xấu sang tốt cơ mà tùy thuộc vào chú ý của tâm khẩu ý của chúng ta. giống như ko có cái gì là định mệnh an bài hay ko thay đổi, mọi thứ thay đổi theo hướng tích cực đều do bản thân mình... chỉ có điêu có muốn hay ko thôi...!
Thu Ngan Tran: Đôi khi mình cũng bị tình trạng này, lý do chủ yếu cũng do tâm "ái ngã". tôi hay chấp cái thân này lắm, chiều chuộng nó, muốn nó được sung sướng, may mắn, hưởng phước...suy cho cùng cũng là muốn bản thân dc hạnh phúc và ko ưa điều bất như ý. Đức Phật dạy ta đạo lý Vô ngã, nhưng để diệt trừ dc bản ngã thì khó vô vàn......