NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC
Già đi, đôi khi đôi mắt của tôi có một số rắc rối nào đó, cho nên ánh sáng chói quá là không tốt. Và tôi thường diễn thuyết mà không có ghi chú, cho nên ánh sáng là không cần thiết. Các anh chị em thân mến, thật sự tôi rất vui mừng có hội này để nói chuyện hay đúng hơn là diễn thuyết, cho Penguin. Quý vị đã tổ chức cơ hội này, cảm ơn rất nhiều. Khi tôi nói chuyện đến mọi người, tôi luôn luôn có cảm giác rằng chúng ta cùng là những con người - tinh thần, cảm xúc và thân thể. Và quan trọng hơn, mọi người muốn một đời sống hạnh phúc. Tôi nghĩ, vào buổi sáng sớm, ngay khi mọi người thức dậy, không ai lại mong ước thêm nhiều rắc rối trong ngày. Không ai muốn rắc rối. Tuy nhiên, nhiều rắc rối một cách chính yếu lại do chúng ta tạo ra. Tại sao? Đây là một mâu thuẩn lớn.
Tôi nghĩ do hai điều - thứ nhất là thiếu hiểu biết về thực tại, là điều vốn qua việc thiếu một quan kiến toàn diện. Đó là một điều. Thứ kia là quá nhiều thái độ vị kỷ. Hai thứ này - việc thiếu tri thức về thực tạivà một thái độ vị kỷ, tôi nghĩ, là những thứ tạo ra các rắc rối không cần thiết. Chúng ta không thể nói rằng rắc rối này là do bởi thứ nọ hay thứ kia. Chúng ta phải nhận ra rằng nhân tố tối hậu của những rắc rối này là ở trong chính chúng ta.
Thế thì, bây giờ, làm sao để loại bỏ chúng? Không phải qua cầu nguyện, không phải qua tiền bạc, không phải qua quyền lực, mà qua việc thông hiểu và tỉnh thức. Chúng ta có thể nói tuệ trí. Vậy thì, bây giờ, hạnh phúc, mọi người, kể cả thú vật, cũng muốn ít bị quấy rầy hơn, ít rắc rối hơn. Thế nên, con người chúng ta, dĩ nhiên cũng là như vậy. Trước khi nói về hạnh phúc, tôi nghĩ thật hữu ích để biết điềugì đó về hệ thống tâm thức của chúng ta. Bởi vì sung sướng và hạnh phúc là một bộ phận của tâm thứcchúng ta, và trải nghiệm buồn khổ, đau đớn - những thứ này cũng là một bộ phận của tâm thức chúng ta.
Thông thường quý vị thấy, con người đơn giản có những loại cảm giác hay ấn tượng rằng tâm thức là một thứ, một thực thể, một thứ gì đó độc lập, điều gì đó tuyệt đối. Cho đến bây giờ, như một kết quả của việc gặp gở nhiều nhà khoa học trong nhiều trường hợp, tôi đã nhận ra rằng trong lãnh vực khoa học, người ta vẫn chưa thật rõ ràng gì nhiều về sự phân biệt giữa tâm cảm giác và tâm căn bản - thức tinhthần. Cho nên thật quan trọng để thực hiện sự phân biệt ấy. Quý vị có thức cảm giác của tâm (tiền ngũ thức: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, và thân thức) và thức tinh thần (ý thức).
Thông thường quý vị thấy con người tìm kiếm một loại sung sướng hay hạnh phúc của kinh nghiệm, nhưng họ chính yếu dựa trên trình độ cảm giác. Nhìn vào những thứ gì đó xinh đẹp - nhãn thức; âm nhạc du dương - nhĩ thức. Tương tự vị nếm (thiệt thức), mùi hương (tỉ thức), ngay cả tình dục (thân thức). Đây là năm loại kinh nghiệm tích cực, chính yếu ở trình độ cảm giác, nhưng chúng là một loại kinh nghiệm rất tạm thời. Cho đến khi nào âm nhạc còn ở đấy, quý vị cảm thấy vui sướng; nhưng rồi nó dừng lại. Và thấy điều gì đó xinh đẹp, quý vị cảm thấy hạnh phúc; một khi nó mất đi - không còn gì cả. Cho nên hạnh phúc ở trình độ cảm giác là ngắn ngủi.
Đối với trình độ tinh thần. Nếu chúng ta phát triển một kinh nghiệm tích cực nào đó ở trình độ tinh thần, thì điều ấy sẽ tồn tại lâu dài. Rồi thì cũng thế, một số kinh nghiệm nào đó là loại cảm giác tĩnh lặng, hòa bình, an lạc hơn. Ở trình độ cảm giác, ngay cả nếu điều gì đó là loại quấy rầy - một giọng nói, một tiếng động, hay một điều kiện khó khăn, phương tiện nghèo nàn hay bệnh tật thân thể - loại đau khổ này có thể được khuất phục với một trình độ tinh thần tĩnh lặng hơn. Trái lại, nếu trình độ tinh thần chứa đựng quá nhiều sợ hãi, quá nhiều lo lắng, quá nhiều căng thẳng, không có trải nghiệm nào mà trình độ cảm giác thụ hưởng có thể giảm thiểu lo lắng của trình độ tinh thần hay sợ hãi. Cho nên, những trải nghiệm của trình độ tinh thần là quan trọng hơn những trải nghiệm của trình độ cảm giác. Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta có một chú ý nào đó, mọi người sẽ nhận ra điều này.
Chúng ta nói rằng ở trình độ tinh thần, hạnh phúc không nhất thiết là một cảm giác sung sướng. Tôi nghĩ hạnh phúc ở đây, một cách chính yếu, là ở trong một cảm giác hài lòng nào đó. Mặc dù khổ não ở trình độ thân thể là một trải nghiệm đau đớn, nhưng nó có thể đem đến một sự hài lòng sâu xa ở trình độ tinh thần. Cho nên hạnh phúc một cách chính yếu liên hệ đến trình độ tâm thức - hay trình độ tinh thần. Dĩ nhiên, tất cả những truyền thống tôn giáo quan trọng đang cố gắng để mang đến sự tĩnh lặng, hòa bình hay một loại cảm giác tích cực ở trình độ tinh thần.
Trong hầu hết mọi trường hợp, tôi nghĩ có một nhân tố thông thường đến tất cả mọi tôn giáo - tôn giáohữu thần và tôn giáo vô thần hay một loại thực tập - đó là tín ngưỡng, hay đức tin. Vậy thì đức tin không là một thứ trình độ cảm giác; đức tin là thức thứ sáu của trình độ tinh thần hay ý thức. Dĩ nhiên, thức cảm giác giúp để nghe âm nhạc, lời cầu nguyện nào đó và những thứ như vậy, hay nhìn vào một hình tượng của Đức Phật, một hình tượng của Thượng Đế hay của Chúa Giê-Su, hay hình tượng của Thần Siva. Dĩ nhiên nó hổ trợ hữu ích, nhưng loại hiệu quả thật sự hoạt động ở ý thức. Đức tin không xảy ra ở trình độ cảm giác, nhưng ở ý thức, thức tinh thần. Và khi sự thực tập về từ ái, bi mẫn, và với những điều, tha thứ, bao dung, toai nguyện - tất cả những thứ này thuộc vào thức thứ sáu, thức của trình độtinh thần, ý thức.
Rồi thì truyền thống tôn giáo vô thần[1] (tức là không có đấng tạo hóa) - chẳng hạn một bộ phận của phái Số Luận - một truyền thống rất cổ xưa của Ấn Độ, tôi nghĩ gần ba nghìn năm, hay hơn thế nữa. Rồi vào thời Đức Phật, Kỳ Na Giáo và Phật Giáo - hai truyền thống tôn giáo vô thần này - phát triển. Hai truyền thống tôn giáo vô thần này không có ý tưởng gì về một đấng tạo hóa nhưng tin vào luật nhân quả- nguyên nhân và kết quả.
Trong đất nước này mọi người biết về luật nghiệp báo. Nghiệp - karma - có nghĩa là hành động - cho dù nó là hành động thân thể, hành động lời nói, hay hành động tinh thần. Nếu quý vị nhìn vào thế giới với một con mắt tích cực hay một động cơ chân thành như bi mẫn hay tha thứ, thế rồi có một loại cảm xúcnào đó xuất hiện; đó là nghiệp. Đó là nghiệp tích cực hay nghiệp tốt lành, vì động cơ của nó là điều gì đó tốt đẹp - một loại cảm nhận quan tâm đến sự cát tường của người khác, vốn là lợi lạc cho người khác và lợi lạc cho tự thân và vì thế được xem như là tích cực. Không có tuyệt đối tích cực hay tiêu cực. Giống như sân hận, thù oán, nghi ngờ có thể có hai loại - tích cực và tiêu cực. Nhưng, một loại động cơ tiêu cực nào đó cuối cùng đem đến một sự khổ não cho người khác hay tự thân; thì nó tạo ra nghiệp tiêu cực.
Hai sự tiếp cận này khác nhau, nhưng mục tiêu là giống nhau - làm mạnh từ ái, bi mẫn, tha thứ, và v.v… Tôn giáo hữu thần sử dụng khái niệm Thượng Đế, đấng tạo hóa; tôn giáo vô thần sử dụng khái niệm của luật nhân quả - nếu quý vị làm việc tốt với người khác, quý vị gặt hái lợi lạc; nếu quý vị làm tổn hạingười khác, quý vị gánh lấy kết quả tiêu cực, kết quả là như vậy. Nhưng rồi thì, ngay cả nếu có sự liên hệ với đức tin tôn giáo. Có một cách khác. Các tôn giáo đều liên hệ đến những loại huyền bí nào đó. Nhưng nếu không chạm đến bất cứ sự huyền bí nào cả, trên căn bản của những việc rõ ràng, thì chúng ta có thể cho thấy, hay giáo dục con người rằng nhiệt tình hay một trái tim tình cảm, bi mẫn là cội nguồn của hạnh phúc.
Trước hết, theo sinh lý học, trong tất cả những động vật xã hội, kể cả một số chim, có một loại trách nhiệm nào đó cho nhóm của chúng. Thực tế rằng sự tồn tại, cát tường và hạnh phúc của mỗi cá thể lệ thuộc vào cả nhóm. Do bởi thực tế đó, một cảm nhận về một loại cộng đồng và thống nhất nào đó liên hệ đến cả nhóm còn lại. Chúng ta thuộc vào nhóm đó, cho nên bất chấp, một cá nhân năng lực mạnh mẽ thế nào cũng không thể tồn tại đơn độc. Không chỉ một đời sống hạnh phúc nhưng sự tồn tại tự nó lệ thuộc vào toàn thể cộng đồng. Đó là một sự thật. Do bởi thế, phải có một cảm xúc nào đó để đem mọi người lại với nhau, và đó là tình cảm đối với mỗi người khác. Sự sân hận không còn. Cho nên tình cảm hay bi mẫn là một bộ phận của tâm thức chúng ta cho sự tồn tại.
Ở tại trình độ này, những động vật khác cũng giống nhau - chó, mèo, nhiều loại chim có cùng loại năng lực như vậy, một bản chất như vậy. Con người chúng ta có sự thông tuệ tuyệt vời này vì thế trên căn bản của nó, vì những quan tâm lâu dài và một quan điểm rộng rãi hơn, thì chúng ta có thể tăng trưởng… lòng từ bi, vốn được phát triển một cách sinh học. Ở đây, bi mẫn hay yêu thương một cách chính yếuở trình độ sinh học; nó là giới hạn, định kiến, và cũng thường đi với thù oán hay nghi ngờ. Sau đó, với việc sử dụng thông tuệ của con người, việc sử dụng lý trí, logic, hay trên việc quan tâm về những nhận thức rộng rãi hơn hay lâu dài, thì mới có thể thật sự trở thành không thành kiến.
Để tôi cho một thí dụ rõ ràng. Nhân tố sinh học của yêu thương hay bi mẫn có thể phát triển đối với bạn bè ta; còn đối với kẻ thù ta, quý vị phát triển lòng bi mẫn thay vì thù oán, sân hận, nghi ngờ. Vì ở trình độ sinh học bị định hướng rất nhiều bởi thái độ của người khác, thái độ của bè bạn quý vị là tốt đối với quý vị, cho nên quý vị yêu mến họ. Thái độ của kẻ thù quý vị là tổn hại cho quý vị, vì thế quý vị đáp ứnglại họ với sân hận, những thứ tiêu cực. Bây giờ hãy sử dụng sự thông tuệ của con người - bất chấp cá nhân ấy là một người bạn hay một kẻ thù hay trung tính, người ấy vẫn là một bộ phận của cộng đồng. Đời sống của quý vị lệ thuộc vào cộng đồng. Những thành viên của cộng đồng không nhất thiết đều là bạn bè của quý vị; một số người làm bực mình cũng là một bộ phận của cộng đồng. Bây giờ ở trong thế giới ngày nay, ngay cả nếu hai người có một loại thái độ tiêu cực đối với nhau, thì để sống còn cả hai đều cần nhau.
Ở đây, thật quan trọng để có một sự phân biệt. Nếu một người được gọi là kẻ thù tạo ra những rắc rốicho quý vị, với mức độ mà hành động ấy được quan tâm, thì quý vị có thể có một sự đáp trả thích hợp. Nhưng như một con người, quý vị có thể giữ lòng từ bi và một cảm nhận quan tâm cho sự cát tườngcủa họ. Trong thực tế, nếu quý vị để việc làm sai lầm của họ tiếp tục mà không kiểm soát, cuối cùng họ sẽ khổ đau. Cho nên vì cảm nhận quan tâm cho sự cát tường lâu dài cho họ, hãy thực hiện một biện pháp đối phó để chấm dứt việc làm sai trái của họ. Vì vậy loại thái độ ấy nhìn như là sự đáp trả, nhưng thật sự là một loại việc làm tốt. Những cung cách rèn luyện tâm thức như vậy - không qua thiền tập mà qua việc sử dụng sự thông tuệ của chúng ta qua phân tích. Qua cách ấy, nhận thức của chúng ta, quý vị thấy, có thể thay đổi.
Một khi chúng ta phát triển thái độ tinh thần của chúng ta, làm nó thực tế hơn - căn cứ trên lý trí - và cởi mở hơn, thì sau đó chúng ta có thể duy trì hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây phải làm việc rất nhiều với một tâm tĩnh lặng. Không căng thẳng, không lo âu, không sợ hãi. Ở trình độ quán sát, quý vị có thể thấy những thứ tiêu cực, nhưng ở một trình độ sâu sắc hơn, quý vị có thể vẫn giữ một tâm tĩnh lặng, bất chấp quý vị là một người có tín ngưỡng hay không. Ngày nay trong việc khám phá của khoa học, quý vị thường thấy họ nói: "Thân thể cường tráng, tâm hồn khỏe mạnh" - có một sự nối kết rất gần gũi. Một tâm lo âu trong một thời gian dài thật sự là rất, rất tổn hại sức khỏe thân thể chúng ta. Một tâm tĩnh lặng là một tâm khỏe mạnh; bất chấp hoàn cảnh là gì, nếu quý vị có thể giữ một tâm khỏe mạnh, thế thì điều ấy sẽ mang đến lợi lạc vô vàn cho sức khỏe thân thể của quý vị.
Thực tế, một vài nhà khoa học, trong những cuộc gặp gở trong nhiều trường hợp đã nói với tôi: "Sợ hãi, sân hận thù oán thật sự làm hao mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta." Trái lại, nếu giữ tâm ta tĩnh lặng, ít căng thẳng là rất lợi lạc cho hệ thống miễn nhiễm của ta. Trong một trường hợp ở New York, một nhà khoa học y tế đã đề cập với tôi rằng theo sự khám phá của ông ta, những người thường phát biểutrong "tôi, là tôi, của tôi" thì thường có nguy cơ của bệnh tim hơn. Lý do, dĩ nhiên, là những người như vậy yêu mến chính họ quá nhiều và quá vị kỷ, cho nên với loại thái độ ấy ngay cả một rắc rối nhỏ xuất hiện cũng không chịu nổi.
Một khi quý vị phát triển một trái tim cởi mở hơn, có cảm nhận quan tâm đến sự cát tường của người khác hơn, thì tôi nói là cánh cửa bên trong mở ra. Trước hết, qua cách ấy, quý vị có thể giao tiếp với những người khác một cách rất dễ dàng. Điều đó làm cho quý vị có nhiều bạn bè hơn, và nó làm cho quý vị giảm thiểu cảm giác cô độc cùng làm gia tăng thái độ từ bi, mà vốn nó giúp ích vô vàn để làm giảm thiểu căng thẳng băn khoăn. Cho nên rất lợi lạc cho sức khỏe của chúng ta. Xét cho cùng, như tôi đã đề cập phía trước, loài người là những tạo vật xã hội, cho nên những thái độ tinh thần này đồng hành nhịp nhàng với thực tế của chúng t
Nói chung, tôi nghĩ, người ta nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Rất đúng. Nhiều rắc rối sinh khởiqua việc thiếu tri thức, qua sự thiếu hiểu biết. Cho nên qua giáo dục, chúng ta được trang bị để nhìn vào thế giới trong một cách rộng rãi hơn, hiểu biết hơn, nhờ thế chúng ta có được một cái nhìn toàn diện. Thật sự, chính mục tiêu của giáo dục là để giảm thiểu khoảng cách giữa hiện tướng và thực tại. Cho nên giáo dục nên được toàn diện hơn - như thế đó, tôi nghĩ rất quan trọng. Rồi thì, trên căn bản của những khám phá khoa học, những cảm xúc tích cực là rất quan trọng cho sức khỏe chúng ta, và một cá nhân hạnh phúc có nghĩa là một gia đình hạnh phúc và một cộng đồng hạnh phúc
Bây giờ, tôi nghĩ tôi bảy mươi sáu. Vào lúc mười sáu tuổi tôi mất tự do; lúc hai mươi bốn tôi trở thànhmột người tị nạn - vô tổ quốc và vô gia cư. Nhìn vào một cách, tôi đã mất một ngôi nhà nhỏ - Tây Tạng - nhưng tôi đã tìm được một ngôi nhà lớn - Ấn Độ. Thế nào đi nữa, cuộc sống của tôi trải qua rối loạn, nhưng tôi nghĩ, một cách tương đối, tâm tư tôi hoàn toàn hòa bình. Tôi hy vọng rằng sự hòa bình không phải do thiếu tinh tường. Tôi nghĩ tâm tư tôi hoàn toàn sắc bén. Khi tôi tham dự với những nhà khoa học nổi tiếng thật sự, khi chúng tôi nói chuyện, kiến thức của tôi so với họ dĩ nhiên hầu như số không. Nhưng chúng tôi được rèn luyện trong truyền thống Na Lan Đà - mỗi một vấn đề chúng tôi phân tích, phân tích một cách hợp lý. Điều đó thật sự giúp ích vô vàn để làm tâm thức chúng tôi sâu sắc hơn. Thế nên tôi hy vọng tâm tư tôi không bị lu mờ thế ấy.
Tuy thế, quý vị thấy mặc cho những kinh nghiệm bất ổn trong đời sống, tâm tư tôi là tương đối khá tĩnh lặng. Kết quả trực tiếp là sức khỏe tôi rất tốt. Thật sự, quý vị thấy, cơ quan quan trọng ấy, túi mật của tôi mất rồi, tôi nghĩ hai hay ba năm trước qua giải phẩu. Thân thể này như một người rất bình thường, nhưng một nội tạng quan trọng của con người đã mất. (Cười) Nhưng một cách căn bản, sức khỏe tôi rất tốt. Tôi nghĩ tình trạng tinh thần của tôi thật sự làm nên mọi điều khác biệt - tôi cảm thấy điều này. Một số nhà khoa học, sau khi khám thân thể tôi, thường nói rằng nó không giống như thân thể của một người hơn bảy mươi tuổi, nhưng dường như trẻ hơn mười tuổi.
Một số người diễn tả tôi như một hóa thân của Quán Thế Âm, tôi không biết tôi có thật sự là một hóa thân của một chúng sanh cao siêu hay không, nhưng tôi biết tâm thức của chính tôi; tôi có thể xem xéttâm thức tôi. Nhưng tôi nghĩ ngay cả một con người thông thường sử dụng trí thông minh của người ấy một cách thích đáng thì đưa đến kết quả là sống với tinh thần hạnh phúc, thân thể khỏe mạnh. Có phải thế không? Mọi người có cùng loại năng lực này. Cho dù họ để ý một cách đầy đủ hay không đến điều này, hay tỉnh giác đầy đủ hay hông - đó là vấn đề. Trái lại, tất cả đều có cùng năng lực. Đó là những gì tôi nói đến - nghệ thuật của hạnh phúc. Rõ chứ?
Một số kho tàng Ấn Độ cổ xưa là tri thức về cảm xúc con người, về tâm thức con người. Bất chấp quý vị nhìn vào Phật Giáo, Kỳ Na Giáo, hay Ấn Độ Giáo, tất cả đều có cùng những thực tập chung - sự thực tập về Xa ma tha, thiền chỉ, sự thực tập về tuệ minh sát, thiền quán, cả hai là một loại rèn luyện nhất định. Tất nhiên, có nhiều sự giải thích về tâm thức - điều gì đó như một bản đồ của cảm xúc, một bản đồ của tâm thức - tôi nghĩ rằng điều đó thật sự cần nghiên cứu thêm để khám phá. Thế giới của tâm thức là rất bao la và rất quan trọng để biết hệ thống của nó - những tâm thức khác nhau, chúng phát triển như thế nào, chúng hoạt động như thế nào. Điều đó là quan trọng. Cùng một cách, quý vị thấy, khi quý vị đang chăm sóc cho một thân thể bệnh tật, thì quý vị phải biết hệ thống thân thể và nó hoạt động như thế nào.
Cũng thế ở trình độ tinh thần, chúng ta phải biết toàn bộ hệ thống của tâm thức - thế giới tinh thần như một đối tượng học thuật, chứ không là một đối tượng tôn giáo. Khi tri thức ấy được sử dụng cho những khái niệm như kiếp sống tới, hay thiên đường hay ngay cả địa ngục, thế thì nó liên hệ với tôn giáo. Nhưng chỉ đơn giản cho sự cát tường của thế giới này, hay kiếp sống này, thì không có việc gì với tôn giáo; chúng ta có thể tách rời loại thông tin được sử dụng cho cung cách của một tôn giáo với cách mà nó được sử dụng trong một cung cách thế tục.
Cho nên tôi thường đùa với những người bạn Ấn Độ của tôi. Quý vị thấy đó, họ thường cầu nguyện với những ông bà thần linh của họ, một số nhang đèn, và trì tụng một số câu kệ Phạn ngữ mà không biết ý nghĩa của chúng - không có nhiều lợi lạc trong việc này. Chúng ta phải chú ý nhiều hơn, nghiên cứu sự phong phú của triết lý và tư tưởng Ấn Độ. Điều đó là rất quan trọng.
Tôi thường tuyên bố rằng đức tin tôn giáo và những hành vi phi pháp bất công, như tham nhũng, không thể đồng hành với nhau. Không có lựa chọn thứ ba; chỉ có hai: một đời sống đức tin thuần thành tôn giáo, quan tâm, trung thực, chân thật của công lý; hay một đời sống tham nhũng, phủ nhận thần linhthượng đế, phủ nhận nghiệp quả, chỉ tìm kiếm tiền bạc và quyền lực. Thật sự là một mâu thuẫn lớn khi quý vị cầu nguyện Thần Shiva, cầu nguyện đến Thần Ganesh, nhưng trong khi lại không ngần ngạitham nhũng. Đây là một sự mâu thuẩn lớn.
Cho dù quý vị là một người có tín ngưỡng tôn giáo hay không, nếu toàn bộ xã hội trong sạch và minh bạch hơn, mọi người sẽ cảm thấy hạnh phúc. Quốc gia có thể xây dựng một cách nhanh chóng hơn. Nếu có nhiều tham nhũng, nhiều bất công, thế thì hàng triệu người nghèo khó khổ đau nhất. Ấn Độ vẫn là một đất nước dân chủ đông dân nhất thế giới. Hơn sáu mươi năm qua, tôi nghĩ, Ấn Độ, đã là một xứ sở rất ổn định vì luật lệ và những nguyên tắc dân chủ. Cho nên người dân Ấn Độ nên suy nghĩ ở trình độ này - xây dựng một Ấn Độ lành mạnh như thế nào. Mỗi người Ấn Độ có một trách nhiệm đạo đức để xây dựng Ấn Độ trong một cung cách lành mạnh hơn. Rồi thì Ấn Độ có thể tạo nên một tác động tích cực nổi bật trên thế giới, bởi vì kích thước của nó, bởi vì lịch sử lâu dài của nó. Cảm ơn.
HỎI VÀ ĐÁP
HỎI: Tôi thật sự cảm kích, vì ngài đã nói về sự khác biệt giữa vị kỷ và tự yêu mến. Tự yêu mến thường hoàn toàn bị hiểu lầm và lạm dụng như vị kỷ, nhưng nó là cần thiết để biểu hiện thương mến của bi mẫn. Và thật tuyệt vời để nghe quan điểm của ngài.
ĐÁP: Vâng, yêu thương hay cảm nhận quan tâm cát tường. Ngoại trừ bạn quan tâm cho chính mình hay yêu mến chính bạn, bằng không bạn không thể mở lòng yêu thương đến người khác. Thứ nhất, thương mến và yêu dấu chính mình, và xem vô số những chúng sanh cũng thế - giống như chính mình - muốn một đời sống hạnh phúc, không muốn khổ đau. Vì bạn thật sự quan tâm chăm sóc bạn, trong cùng một loại điều kiện tương tự bạn phải mở rộng cảm nhận quan tâm về sự cát tường của vô số chúng sanh. Thái độ vị kỷ là không quan tâm đến người khác, chỉ nghĩ về cá nhân mình và vì sự quan tâm của chính mình - không chỉ quên lãng sự cát tưởng của người khác, mà ngay cả bắt nạt, lợi dụng, bóc lột - những thứ như vậy.
Ở đây, thái độ vị kỷ [tích cực] và cũng như những gì bạn gọi là cảm nhận mạnh mẽ về bản thân, là rất cần thiết nhằm để phát triển quyết tâm, ý chí. Thí dụ, lời cầu nguyện ưa thích của tôi - "Cho đến khi không gian còn tồn tại, cho đến khi còn chúng sanh đau khổ, tôi sẽ hiện diện để phụng sự họ." Nhằm để phát triển một quyết tâm dũng cảm như vậy bạn cần một cảm nhận mạnh mẽ về bản thân; nhằm để đấu tranh với thái độ vị kỷ tiêu cực bạn cần tự tin về điều ấy, cảm nhận tự thân mạnh mẽ là cần thiết. Tôi nghĩ cảm nhận tự thân mạnh mẽ cộng với si mê hay thiển cận có thể trở thành sai lầm. Okay.
HỎI: Tôi là một khoa học gia về thần kinh từ Luân Đôn, tôi đã nghiên cứu xong về tác động của thiền tậptrên não bộ. Một trong những bức hình ưa thích của tôi là ảnh chụp não bộ của ngài do một người nào đó chụp qua máy dò scanner. Tôi sử dụng nó để cho thấy rằng ngài rất vui vẻ và để nói với những nhà khoa học thần kinh về tác động của thiền tập và tâm linh trên não bộ. Nhưng bức hình ấy hơi cũ, đã mấy năm về trước. Tư tưởng của ngài là gì vào lúc ấy mà dựa vào đó những nhà khoa học thần kinh có thể làm, để giúp chúng tôi hiểu về hạnh phúc?
ĐÁP: Như tôi đã đề cập trước đây, thông thường tôi đang thực hiện một nổ lực để thúc đẩy tỉnh giáctrong những thứ này nhằm để tạo ra những cá nhân hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc. Nếu tôi sử dụng một lý trí căn cứ trên việc dẫn chứng người khác, có thể nó không được chấp nhận rộng rãi. Cho nên tôi thường sử dụng một kinh nghiệm thông thường, cảm giác chung nhất, như những nhà khoa học khám phá. Những khái niệm nào đó của việc nghiên cứu, qua khám phá khoa học, căn cứ rất nhiều vào một loại lý luận có giá trị, bởi vì người ta chứng minh nó bằng thực nghiệm. Đức Phật đã tuyên bố, "Không ai trong những môn nhân của tôi - tỳ kheo hay học giả hay nghiên cứu - phải chấp nhận giáo huấn của tôi vì tín ngưỡng, vì tôn kính, mà phải khảo sát và thực nghiệm."
Ngài nói như thế: vậy thì như chúng tôi là những Phật tử, những bông hoa của truyền thống Na Lan Đà, phải thật sự khảo sát ngay cả chính những lời của Đức Phật. Một số lời của Đức Phật đi ngược lại những khám phá từ việc khảo sát; họ có quyền tự do để từ chối những gì Đức Phật nói. Nếu chúng tôidựa vào một loại niềm tin tôn giáo, ngay cả nếu một tôn giáo rất phổ biến, rất quan trọng, thì nó cũng không thể trở thành phổ quát toàn thể. Nhưng những nghiên cứu và tìm tòi của khoa học có thể phổ quát. Cho nên tôi cảm thấy, cho đến bây giờ - có thể là từ mười năm trước - các nhà khoa học đó là những người thật sự tiến hành những cuộc thí nghiệm đã thật sự rất hữu dụng. Sự cố gắng của tôi trong việc thúc đẩy những giá trị nội tại một cách chính yếu sử dụng kinh nghiệm phổ quát, những giá trịchung nhất và sau đó là những thí nghiệm khoa học.
Vậy thì, ông từ lãnh vực đó - rất tốt. Hãy tiến hành thêm những sự nghiên cứu và … tôi nghĩ ông ở trong cộng đồng Ấn Độ? Tôi nghĩ những tư tưởng Ấn Độ cổ truyền là rất cởi mở, cho nên một nhà khoa học từ nguồn gốc ấy có thể thành công hơn. Tâm tư của không bị định kiến và vẫn cởi mở.
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, cảm ơn ngài rất nhiều vì bài nói chuyện hấp dẫn. Ngài đã nói nhiều về từ bi và hạnh phúc. Tôi có một sự xung đột trong tâm tư tôi - Nếu tôi có lòng từ bi và nếu người nào đó mà tôi yêu thương vô cùng lại đau khổ, tôi làm thế nào để giữ sự hạnh phúc của riêng tôi?
ĐÁP: Tịch Thiên, một học giả lớn của thế kỷ thứ tám và là một đạo sư Ấn Độ, đã nêu ra câu hỏi này. Không ai muốn những trải nghiệm băn khoăn hay đau khổ hay những lo lắng. Nhưng nếu bạn thực hành từ bi thật năng nổ, thật hiệu quả, bạn có thể đón nhận một loại lo lắng quấy rầy nào đó. Khi bạn thấy người nào đó đang trải qua một kinh nghiệm đau khổ, bạn cũng dường như có môt loại lo lắng hay đau đớn tinh thần nào đó - cho nên bạn phải thực hiện một sự phân biệt giữa chính bạn và người ấy, hay ngay cả một sự đau khổ thân thể hay một loại bất lực nào đó vốn không xảy ra cho bạn một cách tự nguyện.
Nhưng sự bất an mà bạn cảm thấy như một kết quả của việc quan tâm quá nhiều cho sự cát tường của người khác - đó là tự nguyện. Bạn đã rèn luyện cho chính bạn để phát triển một loại trách nhiệm: bạn đã cho bạn một lòng can đảm để quan tâm đến sự cát tường của người khác. Nếu bạn yếu đuối, thì không thể chăm sóc cho sự cát tường của người khác. Nghĩ quá nhiều về sự cát tường của người khác tạo ra những rắc rối lớn, bởi vì hầu như có sự đau khổ vô hạn trên hành tinh này - trong loài người hay trong những loài vật khác.
Tôi nghĩ ở Ấn Độ, một cách truyền thống, có một văn hóa rất tốt đẹp về ăn chay. Tôi nghĩ điều đó thật là kỳ diệu. Vào đầu những năm 1960, khi tôi đang đi ngang qua từ Dharamsala đến phi trường Jammu, hầu như không ai bán gà. Ngày nay, hầu như mỗi nhà ăn nhỏ đều có bán gà nhân danh sự tiến bộ. Cũng thế, ở Bangalore, tôi chú ý với rau cải thì có một ít gà. Người ta xem gà như rau cải. Không có cảm giác gì cho sự đau đớn của chúng. Trong mùa hè và mùa đông, luôn có những con gà nhỏ chen chúc nhau trong chuồng - thật đáng buồn.
Chính tôi, bây giờ không phải là một người ăn chay, nhưng tôi có những lý do nào đó. Trong năm 1965 đến 1966, tôi đã từ bỏ thực phẩm không chay lạc, kể cả trứng. Tiếp theo - tôi nghĩ - khoảng mười hai tháng. Tôi là một người ăn chay rất nghiêm túc. Trong thời gian đó, theo lời khuyên của một người bạn Ấn Độ, tôi đã dùng rất nhiều kem và hạt; như một kết quả, tôi bị bệnh ở túi mật. Sau đó, tôi nhớ, tối thiểulà ba hay bốn tuần, tôi đã ngã bệnh nghiêm trọng. Toàn thân tôi - mắt và móng tay cũng thế - biến thànhmàu vàng cả. Sau này tôi đùa với một số người bạn của tôi rằng, vào lúc ấy, tôi thật sự trở thành một vị Phật Sống, hoàn toàn vàng - không phải qua sự thực hành tâm linh mà bởi bệnh hoạn.
Cho nên cả những nhà y học Tây Tạng và những nhà y học đối chứng (giữa cổ truyền và hiện đại, giữa thân và tâm) khuyên tôi tốt hơn là tiếp tục theo chương trình ăn uống truyền thống của tôi. Vì thế đấy là một sự đấu tranh. Đó là sự biện giải của tôi. Thật sự, chúng tôi đang cố gắng để thúc đẩy sự ăn chay, do vậy tôi nghĩ chúng ta cần một phong trào rộng rãi khắp thế giới. Trong một vài trường hợp, ở Nhật Bản, tôi đùa người Nhật vì dùng quá nhiều cá. Tệ hại nhất là một số người chơi đùa với cá - họ móc cá với lưỡi câu và làm chúng vùng vẫy, sau đó thả chúng ra, bị tổn thương ở miệng như thế.
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, cảm ơn ngài đã cùng với chúng tôi; chúng tôi được gia ơn rất nhiều. Tôi có một câu hỏi - trong việc theo đuổi hạnh phúc của chúng tôi, chúng tôi toàn thấy và nghe những thứ xấu. Ngài biết, như đối xử tàn ác với thú vật - chúng tôi đọc ngẫu nhiên trong một quyển sách, hay chúng tôithấy nó và trong những thời khắc, khi những thứ này ám ảnh chúng tôi, chúng tôi không muốn nghĩ về tra tấn hay đau đớn đến những tạo vật. Chúng ta làm sao chấm dứt những tư tưởng đó? Tôi muốn nói, chúng ta làm sao xóa bỏ chúng, chúng ta có thể chấm dứt chúng không, bởi vì đó là những tư tưởng tiêu cực?
ĐÁP: Hai cách - hãy suy nghĩ hơn nữa và những gì thật sự giúp hay ích lợi cho việc xua tan sân hận, thù oán, hay tham dục làm tổn hại đến người khác. Chỉ tham muốn làm tổn hại đến người khác có thể không thật sự làm tổn hại họ; chi qua hành động, quý vị mới có thể làm tổn hại. Cho nên nếu quý vị thật sự muốn làm tổn hại người khác, mà không sân hận, và với một tâm tư tĩnh lặng, hãy phân tích và tìm ra điểm yếu của người khác và sau đó tấn công. Nếu tự quý vị sân hận, thì quý vị trở thành hơi điên khùng. Quý vị không thể tìm ra điểm yếu, nếu quý vị chỉ tấn công. Thế thì, đôi khi quý vị làm cho đôi tay quý vị đau khổ hơn.
Cho nên, thí dụ, nếu người Tây Tạng vẫn giữ sự sân hận đối với những kẻ gây rắc rối cho chúng tôi ở đấy, dĩ nhiên họ sẽ xem chúng tôi như kẻ gây rối. Vì thế, chúng tôi xem họ như những kẻ tạo rắc rối. Thế nào đi nữa, quý vị thấy rằng chỉ có cảm nhận tiêu cực sẽ không gây tổn hại cho họ; thay vì thế, hãy giữ lòng nhẫn nhục, giữ lòng từ bi. Trong năm 2008, sau khủng hoảng ngày10 tháng Ba, tôi ít nhiều đã kinh nghiệm như tôi đã có năm 1959 - bất lực, quá nhiều lo lắng, sợ hãi. Nhưng trong cuộc khủng hoảng 2008, tôi đã thận trọng giữ sự thực tập cho và nhận. Quán tưởng một số nhà lãnh đạo cứng rắn của Trung Cộng, nhận sự sân hận của họ, sự sợ hãi của họ, và cho họ tinh thần thần tha thứ và từ bi của tôi. Vô cùng lợi lạc - không phải ở trong việc giải quyết rắc rối nhưng nó giữ cho tâm hồn tôi tĩnh lặng và yêu thương.
Cho nên, như thế, nếu quý vị để sân hận phá hủy sự hòa bình của tâm hồn quý vị, cuối cùng nó sẽ tàn phá sức khỏe của chính quý vị. Cho nên giữ lòng từ bi - tâm tư của quý vị sẽ sẽ vẫn trong sáng. Nếu quý vị phát triển lòng từ bi tròn vẹn, không để sân hận hay thù oán gì trong đó, thế thì sau những nổ lực liên tục ngày này qua tháng nọ, qua năm kia, hàng thập niên, thể trạng tinh thần có thể thay đổi, đó là những gì tôi có thể nói với bạn qua kinh nghiệm bé nhỏ của tôi.
HỎI: Tôi là một tiến sĩ y khoa. Hai mươi năm trước, tôi đã hỏi ngài nên làm gì như một bác sĩ, nhưng bây giờ câu hỏi của tôi là: Chúng ta làm thế nào để giúp bệnh nhân duy trì niềm hạnh phúc này khi người ấy bệnh? Thái độ của bệnh nhân ra sao đối với đời sống khi người ấy bệnh?
ĐÁP: Tùy thuộc vào thái độ tinh thần của người ấy. Nếu người nào tin tưởng vào Thượng Đế, rằng chúng ta là những tạo vật của Thượng Đế và Thượng Đế có nghĩa là tình thương vô hạn, thì người ấy sẽ thấy trong bệnh tật của họ một ý nghĩa nào đó. Rồi thì, những bệnh nhân tin vào luật nhân quả sẽ tin rằng sự bất hạnh hôm nay - kể cả bệnh tật - là do nghiệp tiêu cực trong quá khứ của người ấy. Tuy nhiên, mỗi trải nghiệm là do nghiệp tiêu cực trong trước đây của người ấy; kể cả bệnh tật là qua một nghiệp tiêu cực nghiêm trọng nào đó. Tuy thế, nghiệp là do ta tự tạo nên; do thế, nếu ta tạo một nghiệp khác, một nghiệp tích cực mạnh mẽ hơn, thế thì ảnh hưởng của nghiệp tiêu cực sẽ giảm thiểu. Cho nên, một cách căn bản, quý vị có một sự kiểm soát nào đó.
Rồi thì, có lẻ, một người không tín ngưỡng nào đó, khi đối diện với một kinh nghiệm rắc rối hay đau khổ, sẽ phân tích hoàn cảnh. Nếu hoàn cảnh mà ta có thể vượt thắng, thế thì, không cần phải lo lắng hay cố gắng. Nếu hoàn cảnh không thể vượt qua, thì cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Quá nhiều băn khoăn là tự tra tấn; tốt hơn là quên đi. Không dễ dàng, nhưng thế ấy, tôi nghĩ, là một sự tiếp cận thực tếkhi chúng ta đối diện với một rắc rối nào đó.
Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi. Tôi nghĩ hơn mười năm trước, tôi bị đau trong ruột. Ngày đó tôi ở Bihar, đi ngang qua một ngôi làng; tôi thấy nhiều người nghèo khổ, trẻ em khốn khó không có giày dép hay bất cứ cơ hội nào cho việc học vấn. Rất buồn. Rồi thì tôi đã thấy những thứ tệ hại hơn ở Patna. Sau đó tôi đến khách sạn của tôi, cơn đau trở nên dữ dội hơn, và hầu như cả đêm ấy tôi khổ sở. Nhưng tôi liên tục nghĩ về những đứa trẻ không nơi nương tựa. Khi tâm tư tôi chuyển hướng đến cảm nhận từ biyêu thương - cơn đau thân thể của tôi giảm thiểu. Cho nên hãy nghĩ nhiều hơn về sự cát tường của người khác hơn là những rắc rối của chính bạn, kể cả bệnh tật của chính quý vị. Bằng khác đi, tôi không biết. Tôi nghĩ quý vị phải tham khảo với những nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu phương tây hay những gì như thế. Hay có lẻ tốt nhất là dùng chất say (như rượu)? Hay chỉ nằm xuống.
HỎI: Tôi tự hỏi yêu cầu đừng đưa ra những câu hỏi liên quan đến chính trị là từ Đức Thánh Thiện hay từ những người tổ chức ra buổi nói chuyện quý báu này - trong ý nghĩa rằng chính trị không tác động với hạnh phúc trong thời đại của chúng ta như trong những thời kỳ khác? Bên cạnh đó, có phải công lý là thích hợp với lòng từ bi mà ngài nói đến? Xin ngài giải thích về nó một ít?
ĐÁP: Tôi nghĩ công lý là trên trình độ của hành động và từ bi là về động cơ. Động cơ, chẳng hạn như động cơ, thật sự là về việc quan tâm đến sự cát tường của người khác. Với loại thái độ tinh thần ấy sẽ không có chỗ cho sự lừa dối, bóc lột hay tổn hại, vì bạn đang chăm sóc đến sự cát tường của người khác.
Thí dụ, sự thực hành của người xuất gia Phật Giáo đề cập, khi tu sĩ chứng kiến một người thợ săn đến gần một con thú, nó biến mất trong rừng; tu sĩ chú ý phương hướng nào. Khi người thợ săn đến và hỏi tu sĩ con thú đó đi ngã nào, nếu tu sĩ nói sự thật, người thợ săn sẽ bắt được con thú. Trong trường hợpđó, tốt hơn là nói dối, bởi động cơ là chân thành. Cho nên được phép. Vì vậy sự nói dối ở trình độ hoạt động - hoạt động thân thể, hoạt động tinh thần, cho dù tích cực hay tiêu cực.
Có lần nọ, một nhóm người Việt Nam đã hỏi tôi về việc tham nhũng nhằm để có việc làm tốt trong cộng đồng hay cho một số lượng lớn hơn của công nhân. Tôi nói với họ rằng một mục tiêu như vậy, với lòng chân thành, động cơ từ bi, xuất phát từ việc quan tâm cho một nhóm đông người. Nếu nó liên hệ đến một sự tham nhũng nho nhỏ nào đó, thế thì đó là một sự tham nhũng tích cực. Thế nên những thứ này lệ thuộc vào mục tiêu và hành động như vậy đấy.
Chính trị, thật sự, quý vị thấy, tôi bây giờ cuộc đã nghỉ hưu với trách nhiệm chính trị trong mức độ quan tâm đến cuộc đấu tranh của người Tây Tạng. Tôi giao lại cho những người lãnh đạo dân cử một cách tự nguyện, vui vẻ và tự hào. Cho nên vào lúc này, nếu người nào hỏi tôi về một sự phức tạp nào đó của chính quyền Trung Cộng, thì tôi thường trả lời rằng bây giờ tôi đã nghỉ hưu. Cho nên tôi có nhiều tự dohơn - nếu tôi muốn trả lời thì tôi trả lời, và nếu tôi không muốn, tôi nói rằng tôi đã nghỉ hưu.
HỎI: Với tất cả lòng biết ơn và khiêm hạ, tôi muốn biết ngài định nghĩa về Thượng đế là gì và người ta kinh nghiệm về Thượng đế như thế nào?
ĐÁP: Một lần, tôi nghĩ ở phương Tây, một phóng viên nào đó đã hỏi tôi, "nếu ngài có cơ hội để gặp Giê-su Ki-tô, câu hỏi của ngài sẽ là gì?" Tôi trả lời, "Thượng đế là gì?" (Cười) Thế nên điều đó là huyền bí. Dĩ nhiên, tôi nghĩ mỗi tôn giáo có một loại thuật ngữ nào đó, nhưng có những thứ nào đó vượt ngoài suy nghĩ của chúng ta, vượt ngoài ngôn ngữ của chúng ta. Đức Phật là một chúng sanh Giác Ngộ, nhưng rồi, ngay cả chi tiết về Giác Ngộ, phẩm chất cao nhất của tinh thần là vượt ngoài tư tưởng của chúng ta. Thật là khó khăn. Tôi nghĩ rằng khoa học hiện đại không chứng minh cũng không bác bỏ về Thượng đế. Đó là một sự huyền bí.
Trích từ quyển The Big Book of Happiness
Nguyên tác: The Art of Happiness
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, New Delhi 2011
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Ẩn Tâm Lộ,
Thư Viện Hoa Sen