ĐÀM ĐẠO VỚI THIỀN SƯ U TEZANIYA
U TEZANIYA: Tu viện này giống các tu viện trong rừng ở Miến Điện. Tôi muốn sống một thời gian tại một tu viện trong rừng. Năm ngoái tôi tới đây và đã thực hiện được mong muốn đó, mặc dầu không hề có ý định trước. Khi tới đây tôi rất thích chỗ này. Tôi nhận ra rằng đối với tôi đây là nơi tu thiền rất tốt. Khung cảnh ở đây đúng là khung cảnh của một tu viện trong rừng mà tôi cần.
Tỳ khưu Kumara: Thưa ngài U Tejaniya, nhờ ngài đến đây mà chúng tôi học được rất nhiều. Chúng tôi rất mừng là trong khi ẩn tu ngài vẫn sẵn lòng dành chút thời gian để dạy Satipatthana (Tứ Niệm Xứ) cho chúng tôi. Tôi hy vọng rằng qua cuộc phỏng vấn này các thiền sinh Malaysia sẽ thu được nhiều lợi lạc nhờ việc học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức của ngài.
Nhiều thiền sinh Malaysia đã được làm quen với các phương pháp tu tập của Mahasi, Pa Auk, Goenka. Ngài có thể cho chúng tôi biết sự khác nhau giữa phương pháp Mahasi và phương pháp của ngài?
- Thật ra tôi không đặt ưu tiên cho một phương pháp hay một kỹ thuật nào cả. Tôi không muốn nói quá nhiều về vấn đề này. Tôi chỉ muốn chia sẻ với các thiền sinh và giúp họ xây dựng được thái độ đúng trong việc hành thiền. Chia sẻ với họ những hiểu biết của tôi về vấn đề này để họ luôn ghi nhớ điều đó trong đầu. Tôi đã trải qua cuộc sống của một thiền sinh và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tôi nhận thấy rằng cittanuvipassana (quán tâm) là rất quan trọng. Nếu hành giả có được thông tin này, có được kiến thức về thái độ hành thiền đúng trước khi bắt tay vào công việc thì việc hành thiền của họ sẽ tốt hơn. Tôi đã học được rất nhiều từ cố hòa thượng Shwe Oo Min và tôi đã áp dụng thái độ đúng đó trong việc hành thiền. Tôi đã thu được nhiều lợi lạc nhờ thái độ đó. Thật ra tôi có cố gắng học hỏi điều này từ các thiền sư khác nhưng họ không đề cập nhiều đến vấn đề đó.
Tỳ khưu Kumara: Xin ngài cho một vài ví dụ. Họ bảo quan sát đối tượng này, đối tượng khác, nhưng lại không nói rõ phải làm điều đó như thế nào? Phải xem trạng thái tâm ra sao? Phải có thái độ như thế nào khi quan sát đối tượng, tại sao lại quan sát nó?
- “Tại sao?”
Tại sao bạn lại đang quan sát cái đó. Đa phần mọi người không biết lý do, họ chỉ làm theo lênh mà thôi
À, tôi hiểu
Họ không sử dụng trí thông minh.
Tỳ khưu Kumara: Tôi hiểu ý Ngài.
- Đây là một vấn đề. Trước tiên tôi muốn chia sẻ với các bạn điều này. Bất cứ khi nào tôi hướng dẫn thiền sinh tôi tôi đều bắt đầu bằng việc này. Bởi vì bạn thiền với cái tâm cho nên bạn cần hiểu về cái tâm. Bạn phải biết nó.
Việc này phải được làm trước.
Tỳ khưu Kumara: Vâng
- Đứng từ góc độ phương pháp. Tôi không nói phương pháp. Tôi chỉ nói rằng satipatthana là như vậy. Cái Đức Phật dạy chúng ta là satipatthana.
Tỳ khưu Kumara: Tôi được nghe một số thiền sinh Malaysia nói rằng ở thiền viện Shwe Oo Min họ tập nhìn chấn thủy. Cá nhân tôi đã từng học ngài và tôi cho rằng thông tin này không chính xác. Tôi xin ngài cho biết ý kiến.
- Trước kia khi tôi học thiền thầy tôi có dạy nhiều cách quán. Và quan sát chấn thủy là một thứ tôi thích nhất. Vì vậy khi mới bắt đầu dạy thiền tôi khuyên các thiền sinh nhìn chấn thủy. Bằng việc tập trung vào chấn thủy có thể biết cảm xúc rõ hơn và dần dần có thể bắt đầu nhìn thấy hoạt động của tâm. Khi tôi thấy rằng chánh niệm khá mạnh thì tôi hướng dẫn anh ta chuyển từ chấn thủy tới cảm xúc:
Tuy nhiên dần dần tôi nhận ra rằng không phải ai cũng hợp với phương pháp này. Một số người lại nhắm vào vị trí. Họ cố tìm xem nó nằm ở đâu. Tôi hiểu rằng như vậy là phương pháp có điểm yếu. Việc nhắm vào cái đích là không có lợi cho thiền sinh, và tôi thay đổi phương pháp để nhận mạnh vào cái tâm. Tâm quan trọng hơn, đối tượng không quan trọng.
Tỳ khưu Kumara: Như vậy người ta nói rằng ngài dạy quán chấn thủy thì điều này không hẳn đúng, ngài chỉ dạy cho một vài người thôi…
- Vâng, Còn một số khác thì không? Với những người này việc quan sát trạng thái tâm quan trọng hơn.
Vâng. Tôi quan sát các thiền sinh và dần dần trở nên ngày càng thoáng và mở hơn trong phương pháp giảng dạy của mình. Trước kia tôi có hơi …
Hẹp ?....
Vâng, hẹp. Bây giờ tôi hiểu nhiều hơn. Nhờ tôi đã có rất nhiều buổi trò chuyện với các thiền sinh, có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy dỗ họ nên cách hiểu, cách nhìn của tôi trở nên rộng rãi.
Theo năm tháng cách giảng dạy của tôi có thay đổi chút ít. Tôi không cứng nhắc. Khi tôi tìm ra một điểm yếu, tôi đổi cách dạy có ích hơn cho thiền sinh.
Tỳ khưu Kumara: Ngài có thể cho biết ngài dạy bao nhiêu thiền sinh Malaysia?
- Tôi nghĩ khoảng 50 vị. Năm ngoái là năm có nhiều thiền sinh Malaysia đến chỗ chúng tôi.
Tỳ khưu Kumara: Qua tiếp xúc với họ ở những buổi trình Pháp ngài có nhận xét gì?
- Các thiền sinh Malaysia có “TÍN” tốt và “TẤN” của họ rất mạnh. TẤN ở đây tôi nói với nghĩa “TẤN” lên gân (cười); “TẤN” lên gân của họ rất mạnh, một điểm yếu nữa của Malaysia là quá nhiều mê tín và họ hay nghĩ nhiều tới ma quỉ. Tôi nhận ra rằng những vấn đề này gây rất nhiều trở ngại cho các thiền sinh Malaysia. Một trở ngại khác tôi găp phải khi dạy các thiền sinh Malaysia là họ tập trung rất căng thẳng vào đối tượng với nhiều nỗ lực và tinh tấn. Sự tập trung quá mức thường gây ra rắc rối. Đây là điểm yếu của các thiền sinh Malaysia.
Tỳ khưu Kumara: Ngài có lời khuyên gì với họ về yếu điểm chú tâm quá mức vào đối tượng? Tôi nghĩ rằng họ không có đầy đủ thông tin và họ biết yếu điểm này nên cố gắng tránh. Họ không có đủ thông tin. Vì vậy bây giờ tôi muốn chia sẻ những hiểu biết cần thiết trong một cuốn sách. Để giúp họ hiểu rõ hơn họ phải tập trung quan sát đối tượng như thế nào?
U TEZANIYA: Vâng! Các thiền sinh nghĩ rằng quán tâm thuộc vào trình độ “cao”. Nhưng tôi nghĩ rằng cũng không cao lắm (cười). Chỉ vì họ còn ít kinh nghiệm.
Tôi thường khuyên các Thiền sinh bắt đầu với Kayanupassana (quán thân) nhưng bạn có thể tiếp tục với những cảm thọ hay trạng thái tâm nổi bật lên. Như vậy bạn có thể quán những thứ này cùng với nhau. Không riêng rẽ. Để bắt đầu bạn không cần quán tâm không thôi. Thực ra không thể làm như thế được.
Có nghĩa là ngài không dạy quán tâm riêng rẽ.
Một số người học quán tâm rất nhanh và dễ dàng. Những người này bắt đầu tập quan sát các trạng thái tâm sớm hơn. Đôi lúc có những thiền sinh đã hành thiền lâu năm và có định lực tốt thì nên vào thẳng quán tâm.
Như vậy là với một số thiền sinh thầy dạy quán tâm trực tiếp luôn.
Vâng, Điều đó phụ thuộc vào trình độ thiền sinh. Tôi cho rằng tôi không dạy gì cả. Mong muốn của tôi là giúp đỡ các thiền sinh. Tôi không muốn trở thành một đại sư. Tôi không muốn điều này. Tôi chỉ muốn giúp đỡ người học. Tôi muốn biết điểm yếu của một thiền sinh và tôi muốn biết anh ta/ chị ta cần cái gì thì tôi để cho anh ta/ chị ta cái họ cần. Điều này có lợi hơn cho thiền sinh.
Tỳ khưu Kumara: Thưa ngài U Tejaniya, khi tới đây ngài có nói rằng tâm ngài trở nên thư thái hơn. Ngài nói rằng rất bận rộn cộng việc dạy học và điều đó không có lợi. Tôi biết rằng ngài đang có một kế hoạch về việc này. Ngài có thể cho chúng tôi biết dự định của ngài được không?
Để những thiền sinh muốn tới học ngài có thể chuẩn bị tinh thần trước. Chúng tôi cần biết trước cái gì sẽ phải gặp, để đỡ khó khăn hơn về sau?
- Tôi bắt đầu từ năm ngoái.
Tỳ khưu Kumara: Ngài đã dự định làm cái gì?
- Bây giờ tôi đã tìm ra cách để giữ cân bằng giữa hoàn cảnh bên ngoài và tâm của tôi. Tự tôi đã tìm ra cách. Trước kia chúng tôi có rất ít thiền sinh, vì vậy tôi có thể kham nổi công việc. Rồi dần dần mọi thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát, vì có quá nhiều thiền sinh đến học. Vì vậy tôi phải tìm ra cách giải quyết cho mình.
Tỳ khưu Kumara: Như vậy là ngài không đổi cách điều hành trung tâm. Ví dụ như hạn chế số thiền sinh tới học. Các thiền sinh có thể ở thiền viện bao lâu?
- Tôi không thể áp đặt được (cười). Vì bây giờ có Internet nên cả thế giới đều biết, Ví như bây giờ có nhiều thiền sinh phương Tây (Canada, Châu Âu,…) tới học và tôi không thể áp đặt được thời gian cho họ.
Tỳ khưu Kumara: Thế ngài có hạn chế thời gian lưu lại ở thiền viện không? Ví dụ: Như thời gian ba tháng cho người Miến Điện.
- Thời hạn này dành riêng cho người bản xứ, vì có quá nhiều người muốn học. Còn đối với các thiền sinh nước ngoài thì tùy họ, nếu họ thực sự tu tập thì chúng tôi không mời họ đi. Còn họ không tu tập tốt hơn là họ nên đi, nếu không chỉ tốn thời gian.
Tỳ khưu Kumara: Tôi có nhận xét rằng đối với tôi và nhiều thiền sinh Malaysia khác dường như thiếu niềm vui trong sự tu tập.
- Đúng. Không có sự hài lòng.
Tỳ khưu Kumara: Chúng tôi quá nghiêm túc.
- Đúng. Không có piti (hỉ, niềm vui)
Mà đây là một yếu tố dẫn đến giác ngộ
Không có piti và không có passaddhi (sự tĩnh lặng)
Tỳ khưu Kumara: Tôi thấy rằng khi không có hỷ thì tâm không được thư giãn đầy đủ. Tôi thấy rằng ngài thư giãn hơn tôi và có vẻ chánh niệm hơn tôi. Vì thế tôi bắt đầu thay đổi cách của mình. Ngài có nhận thấy điều này ở các thiền sinh không?
- Giống như sư phải không? Nhiều người lắm.
Tỳ khưu Kumara: Chúng tôi có cần phải thích hành thiền không?
- Người ta ép mình vì họ không thích thú về việc hành thiền và muốn một cái gì đó. Vậy chữ “HỶ”, tôi ngụ ý là cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hài lòng. Hài lòng với bản thân tin vào bản thân có đức tin vào chính mình. Nếu bạn hành thiền đúng thì điều này sẽ xảy ra.
Nếu thiền sinh hành thiền mà không có đầy đủ sự hiểu biết thì sẽ rơi vào tình trạng của sư – chán hành thiền. Bạn phải học hỏi nhiều hơn để biết về tâm của mình. Nếu bạn thật sự quan sát thì bạn sẽ nhìn thấy được cái gì đang xảy ra với tâm của bạn, tất cả mọi thứ và khi đó bạn sẽ nhìn ra điểm yếu của mình. và khi đó tôi có thể điều chỉnh…Điều chỉnh chính bản thân bạn. Nói cho đúng cái bạn cần là có sự hiểu biết tốt hơn. Rồi khi đó niềm vui sẽ tới. Khi đó bạn sẽ hài lòng với bản thân, với việc hành thiền và bạn sẽ thích hành thiền. “Thích” nghĩa là có lòng tin, có sự tự tin. Nếu một người hiểu rất rõ ràng việc hành thiền có lợi thì sẽ không bao giờ mất hứng thú. Tôi luôn luôn thích thú với việc quan sát bản thân mình. Thật tuyệt vời.
Nếu bạn nhìn thấy tâm bạn bước trên con đường Bát Chánh đạo thì đó là một cuộc sống đầy ý nghĩa.
Bạn sẽ không bao giờ chán. Không bao giờ. Bạn sẽ biết giờ phút hiện tại, biết cái lợi của chánh niệm. Nếu bạn có thể nhìn thấy điều này rõ ràng thì bạn sẽ không bao giờ chán hành thiền. Tại sao bạn giữ chánh niệm và bạn có lợi gì nhờ chánh niệm? Nếu bạn thật sự hiểu được thì sẽ không bao giờ chán. Bao giờ cuộc sống cũng tuyệt vời, rất tuyệt vời.
Tỳ khưu Kumara: Như vậy có nghĩa là lúc nào cũng có niềm vui này.
Đúng! Niềm vui tới một cách tự nhiên chứ không tạo ra nó. Sư có hiểu không?
Tỳ khưu Kumara: Vâng. Tôi hiểu ý ngài. Xin cảm ơn Ngài. Bhanta Aggacitta nhận xét rằng nhiều nhà sư hoặc thiền sinh nước ngoài tới Miến Điện và xuống tóc đi tu. Những người này chỉ đến các thiền viện để học thiền. Nhưng thật ra đối với những người tu hành đây chỉ là một phần trong giáo huấn của Đức Phật. Thường thường những nhà sư này sau khi đã học thiền xong thì không học thêm gì về giáo huấn của Đức Phật cả. Dường như họ hài lòng với những gì họ có. Ngài có cho rằng đây là một vấn đề cần được giải quyết không? Nếu đúng thì thiền viện Shwe Oo Min có làm gì vì lợi ích của Sasana (Giáo Pháp) không?
- Đây là điểm yếu của thiền viện Shwe Oo Min. Cái mà chúng tôi có thể làm là chỉ ra cho người học thiền thấy là phải làm như thế nào. Đây là điểm yếu của chúng tôi. Tuy nhiên điều đó có nghĩa là thiền sinh phải tự mình làm lấy những việc còn lại (tức là học những giáo huấn căn bản của Đức Phật)
Tỳ khưu Kumara: Ngài có khuyên gì cho những vị sư chuẩn bị rời thiền viện để họ có thể bắt đầu học tập các phần khác trong giáo huấn của Đức Phật?
- Theo tôi vinaya (giới luật) là quan trọng. Nhưng bạn cần phải tỉnh thức về bản thân, quan sát bản thân trong mọi việc bạn làm và dần dần bạn hiểu phải làm gì.
Nếu bạn muốn sống một cuộc đời tu hành bạn phải học về cuộc sống tu hành, chỉ hành thiền thôi không đủ. Còn nếu bạn không phải là tu sĩ thì chuyện đó chuyện đó cũng không sao.
Tỳ khưu Kumara: Nhưng nếu các nhà sư không sống ở các nước Phật giáo thì khi về nước họ chẳng biết học đâu cả. Họ chỉ còn cách là tự học. Theo ngài thì họ phải làm gì?
- Bạn phải học. Tới Miến Điện học hoặc cách nào tốt nhất cho bạn. Dù hoàn cảnh nào cũng phải học. Đây là sự lựa chọn của bạn (Đây là cuộc đời bạn).
Tỳ khưu Kumara: Thưa ngài U Tejaniya hiện giờ ngài đang viết một cuốn sách để trao đổi với những thiền sinh, những gì thầy muốn chia sẻ với họ. Cái gì là động lực chính khiến ngài viết cuốn sách này? Tôi hỏi như vậy vì trước kia ngài không có ý định giảng Pháp và ngài cũng không viết sách bao giờ. Ngài Shwe Oo Min cũng không để lại cuốn sách nào cả. Rồi bỗng nhiên tôi nghe rằng ngài sắp sửa cho ra đời một cuốn sách. Cái gì đã khiến ngài làm việc này?
- Bởi vì kinh nghiệm dạy thiền của tôi đã thúc đẩy tôi. Thậm chí có những thiền sinh học thiền đã lâu nhưng vẫn không hiểu đầy đủ về các trạng thái tâm và cũng không biết cách quan sát tâm. Họ không có đầy đủ kỹ năng. Vì vậy tôi muốn chia sẻ những hiểu biết của mình với họ, họ sẽ có được nhiều lợi lạc khi hiểu biết đầy đủ hơn.
Đây không phải là ý tưởng của tôi. Một số thiền sinh Malaysia đến trình Pháp và rồi họ muốn biết nhiều hơn, rồi các thiền sinh khác khi trình Pháp họ cũng ghi chép, và sau đó họ muốn chuyển tất cả thành sách và tôi đồng ý.
Cái duy nhất mà tôi đã cho ra đời là hai mươi bảy (27) điểm trong “ Thái độ chân chánh trong khi hành thiền”. Sau đó tôi nhận thấy rằng nó đem lại nhiều lợi lạc cho thiền sinh. Khi các thiền sinh đọc nó họ trở nên quan tâm nhiều đến việc áp dụng nó trong hành thiền. Đối với những thiền sinh lâu năm họ cũng nhờ đó mà thay đổi thái độ và biết tâm mình tốt hơn. Như vậy là cuốn sách nhỏ mang lại nhiều lợi ích cho họ.
Đó là mục đích của tôi - Cung cấp thông tin thêm cho các thiền sinh.
Vâng. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể kết thúc ở đây. Cám ơn ngài rất nhiều về việc ngài đã dành thời gian cho chúng tôi.
Hiếu Thiện dịch