Nghiệp và sự tự do ý trí
- Nghiệp Kamma là hành động có chủ ý, chủ định làm mới tạo ra nghiệp
- Có nghiệp trên thân, trên lời nói và trên ý.
- Có nghiệp thiện, bất thiện và duy tác (Của Phật và các bậc A la hán, vì các ngài không còn vô minh và tham ái là các Nhân tạo nghiệp)
- Nghiệp là quy luật tự nhiên, không phải do Đức Phật hay thượng đế nào chế tạo ra.
“Thiện nghiệp cho quả tốt, quả an lạc, Ác nghiệp cho quả xấu, quả khổ đau”.
-Nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả, thì người ấy là người thừa hưởng quả tốt, quả an lạc của thiện nghiệp ấy một cách bị động mà không có quyền lựa chọn, chỉ chấp nhận dễ dàng quả tốt, quả an lạc của thiện nghiệp ấy mà thôi.
- Nếu ác nghiệp có cơ hội cho quả thì người ấy cũng là người thừa hưởng quả xấu, quả khổ đau của ác nghiệp ấy một cách bị động mà không có quyền lựa chọn, chỉ chấp nhận quả xấu, quả khổ đau của ác nghiệp ấy mà thôi, không thể tránh khỏi được.
Như vậy, muốn được quả tốt, quả an lạc thì nên biết lựa chọn tạo thiện nghiệp. Và không muốn quả xấu, quả khổ đau, thì không nên lựa chọn tạo ác nghiệp.
Ví dụ về nghiệp và Quả cúa nghiệp:
Hành ác nghiệp sát sinh, hành hạ chúng sinh thì chịu quả chết yểu, và nhiều bệnh hoạn
Hành ác nghiệp sân hận, quả của ác nghiệp sân hận là người xấu xí
Hành ác nghiệp hay ganh tỵ, quả của ác nghiệp hay ganh tỵ là người có ít quyền lực,
Hành ác nghiệp không bố thí, quả của ác nghiệp không bố thí là người có ít của cải,
Hành ác nghiệp khó dạy, không biết tôn kính, quả của ác nghiệp khó dạy, không biết tôn kính là người thấp hèn .
Hành ác nghiệp không học hỏi về ác pháp, thiện pháp từ các bậc thiện trí, quả của ác nghiệp này là trở thành người không có trí tuệ (người ngu dốt).
Tất cả mọi chúng sinh đều có nghiệp là của riêng họ, họ là người thừa hưởng quả của nghiệp của họ; nghiệp là nhân sinh ra họ, nghiệp là bà con thân quyến của họ; nghiệp là nơi nương nhờ của họ. Ta đã tạo thiện nghiệp nào hoặc ác nghiệp nào, rồi thiện nghiệp ấy hoặc ác nghiệp ấy là của riêng ta, hoàn toàn không phải của người khác, những người khác không liên quan đến nghiệp ấy của ta.
Như vậy, trong đời này, ta còn có nhiều tài sản quý báu như cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, bà con thân quyến, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, của cải, tài sản, sự nghiệp v.v… tất cả mọi tài sản quý báu ấy không phải của riêng ta. nghiệp của họ là thân quyến theo hộ trì, hỗ trợ suốt cuộc đời của họ, nghiệp của họ là nơi nương nhờ của họ từ kiếp này sang kiếp khác trong vòng tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. Cho nên, nếu họ đã tạo thiện nghiệp nào thì họ được thừa hưởng quả an lạc của thiện nghiệp ấy của họ. Và nếu họ đã tạo ác nghiệp nào thì họ phải chịu thừa hưởng quả khổ của ác nghiệp ấy của họ. Ngoài nghiệp chắc chắn là của riêng ta ra, còn lại tất cả tài sản quý báu khác ở trong đời đều là của chung mà mỗi người tạm thời thay phiên nhau làm chủ, song vẫn còn tuỳ thuộc vào năng lực quả của nghiệp của họ.
Chính nghiệp phân loại chúng sinh thấp hèn hoặc cao quý.
"Chúng sanh lên cao hay xuống thấp là do nơi Nghiệp."
Nghiệp và tái-sanh trả lời cho chúng ta về điều gì?
o Vấn đề sướng khổ mà chính ta phải chịu trách-nhiệm;
o Sự chênh lệch gần như bất công giữa nhân loại;
o Tại sao có những vĩ nhân và thần đồng;
o Sự khác nhau về tánh-tình, xu-hướng của các trẻ trong một gia-đình hoặc giữa trẻ sinh đôi, sinh ba…
o Sự khác nhau về đạo-đức và trí-tuệ giữa cha mẹ và con cái;
o Tật xấu tự nhiên của trẻ thơ, như tham lam, sân hận và ganh ghét;
o Mối thiện cảm hoặc ác cảm của chúng sanh đối với nhau trong khi gặp gỡ lần đầu tiên;
o Ðiều lành và điều dữ đã sẵn có trong mỗi người;
o Sự thay đổi bất ngờ của một người thiện trí thức ra một kẻ tầm thường, hoặc một kẻ sát nhân thành bực thánh-nhân;
o Tại sao có những cái chết bất đắc kỳ tử và sự thay đổi tài sản sự nghiệp một cách bất ngờ;
o Những đặc tính xuất chúng, tinh thần đạo đức trí tuệ viên mãn của các bậc toàn giác như Ðức Phật....
4 loại nghiệp là thế nào?
1.Cực trọng nghiệp: là nghiệp nặng nhất có quyền ưu tiên cho quả tái sinh kiếp sau trước tiên, không có nghiệp nào có thể ngăn cản được.
Nếu không có cực trọng nghiệp này, thì kế tiếp nghiệp cận tử (āsannakamma) cho quả tái sinh kiếp sau.
Ác nghiệp Cực trọng nghiệp có 2 loại:
a- Ác nghiệp tà kiến cố định
1. Tà kiến này còn gọi là đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi) chết rồi là hết, không có tái sinh kiếp sau trong cõi nào cả.
2. Chấp lầm rằng: “Chúng sinh đang chịu mọi cảnh khổ, hoặc đang hưởng mọi sự an lạc. Đó là điều tự nhiên, không phải do từ nhân nào, duyên nào nghĩa là không do từ ác nghiệp hoặc thiện nghiệp nào cả”.
3. Chấp lầm rằng Làm ác không có tội, làm thiện không có phước.
b- 5 ác nghiệp vô gián
- Ác nghiệp giết cha.
- Ác nghiệp giết mẹ.
- Ác nghiệp giết bậc Thánh Arahán.
- Ác nghiệp làm bầm máu bàn chân của Đức Phật.
- Ác nghiệp chia rẽ chư Tỳ khưu
Hết kiếp hiện tại này, ác nghiệp này liền sinh quả tái sinh kiếp kế tiếp ngay, không có gián đoạn. Do đó, ác nghiệp này gọi là ác nghiệp vô gián.
2. Loại nghiệp cận tử là nghiệp phát sinh lúc lâm chung. Nếu không có nghiệp trọng yếu, thì nghiệp cận tử này có cơ hội ưu tiên cho quả tái sinh kiếp sau.
Nếu không có nghiệp trọng yếu và nghiệp cận tử, thì kế tiếp nghiệp thường hành (āciṇṇakamma) cho quả tái sinh kiếp sau.
3. Loại nghiệp thường hành là nghiệp thường được hành hằng ngày đêm đã trở thành thói quen. Nếu không có nghiệp trọng yếu và nghiệp cận tử, thì nghiệp thường hành này có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau.
Nếu không có cả 3 loại nghiệp trên (nghiệp trọng nhẹ, nghiệp cận tử và nghiệp thường hành), thì kế tiếp nghiệp loại thường (kaṭattākamma) cho quả tái sinh kiếp sau.
4. Loại nghiệp loại thường là nghiệp yếu hơn 3 loại nghiệp trên, nghiệp đã được tạo trong kiếp hiện tại, hoặc nghiệp đã được tạo trong những kiếp quá khứ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau.
Nếu xét về năng lực của nghiệp thì nghiệp cận tử không thể có nhiều năng lực hơn nghiệp thường hành, bởi vì nghiệp cận tử được phát sinh trong khoảng thời gian ngắn ngủi lúc lâm chung, còn nghiệp thường hành đã được tạo và được tích lũy trong khoảng thời gian lâu dài trong kiếp hiện tại. Do đó, nghiệp thường hành có nhiều năng lực hơn nghiệp cận tử.
Những quan niệm về nghiệp và quả của nghiệp
- Một số người có quan niệm rằng:
“Hễ còn nghiệp thì còn có quả của nghiệp, còn phải tái sinh kiếp sau”.
chư bậc Thánh Arahán tuy không tạo thêm nghiệp mới, nhưng tất cả mọi nghiệp cũ vẫn còn, nếu thiện nghiệp nào hoặc ác nghiệp nào có cơ hội cho quả của nó, thì thiện nghiệp ấy hoặc ác nghiệp ấy vẫn chỉ có khả năng cho quả cho đến trước khi tịch diệt Niết Bàn mà thôi. Khi bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong tam giới, đồng thời tất cả mọi thiện nghiệp, và mọi ác nghiệp đều trở thành nghiệp vô hiệu quả (ahosi kamma) vĩnh viễn không còn hiệu lực cho quả của nghiệp nữa.
- Một số người có quan niệm rằng:
“Cố gắng làm phước để xóa tội” có nghĩa là cố gắng tạo thiện nghiệp để xóa bỏ ác nghiệp.
Điều ấy cũng không thể được, bởi vì ác nghiệp đã tạo trong thời quá khứ đã qua, còn thiện nghiệp đang tạo trong lúc hiện tại, không thể trở lui lại thời gian quá khứ để xóa bỏ ác nghiệp ấy. Nhưng khi tạo thiện nghiệp trong thời hiện tại, có khả năng làm giảm bớt tiềm năng cho quả của ác nghiệp quá khứ ấy.
Ví dụ: 1 kg muối có vị mặn nhiều, người ta đem 1 kg muối ấy đổ vào trong hồ lớn, rồi đổ nhiều khối nước vào hồ lớn, thì làm cho vị mặn của 1 kg muối ấy bị tan loãng ra, cho nên vị mặn của muối không còn như trước nữa. Cũng như vậy, một người nào trước kia đã tạo ác nghiệp, về sau người ấy cố gắng tinh tấn tạo nhiều thiện nghiệp, chính nhờ thiện nghiệp sau này làm giảm bớt tiềm năng cho quả của ác nghiệp trước kia, nhưng không thể xóa được ác nghiệp trước kia.
Ngoài Thiện nghiệp này ra không còn có Thiện nghiệp nào có đủ khả năng tận diệt được Nghiệp mà người đã tạo.
Nên nhớ rằng: sự hưởng phước (hay gọi là chạy khỏi nghiệp ác trả quả tạm thời) chưa phải là giải thoát thật sự, vĩnh viễn, phước thường không phải là Thánh quả, nó chỉ giúp ta được sanh vào nơi nào mà ác nghiệp không có cơ hội thuận tiện để trả quả thôi. Khi hưởng hết phước, ác nghiệp sẽ đến trả quả liền. Vì vậy gọi phước là phương tiện chạy trốn khỏi nghiệp ác tạm thời mà thôi.
Người làm phước cũng vậy, chưa làm đúng cách hay còn thiếu chưa đúng độ nên chưa có kết quả mỹ mãn đó thôi. Dù vậy cũng không phải là mất hết công đức nhưng chỉ vì còn quá ít nên chưa trả quả thôi.
Theo Phật giáo: Quả của phước là tâm được trong sạch, được kỳ mài, chùi rửa hết phiền não, và không còn chìm đắm trong vòng luân hồi nữa. Người không còn bị sự hành hạ cho đau khổ nữa nên gọi là phước. Phước là sự được giải thoát khỏi luân hồi.
Còn quả của phước mà người đời ham muốn nào là sự an lạc trong cõi nhân thiên như là sang giàu, quyền chức, vợ đẹp, con khôn, đaây cũng là quả của phước, nhưng người làm phước không được thọ hưởng liền khi vừa làm phước xong, vì còn đợi một thời gian sau mới được hưởng.
Còn quả hiện tại mà người làm phước được liền trong khi đang làm là sự vui vẻ trong tâm, làm cho tâm thơ thới, đó mới là phước thực sự. Điều này chỉ có các bậc trí thức mới nhận thấy rõ.
Bởi vì thiện nghiệp nào hoặc ác nghiệp nào có cơ hội, hội đủ điều kiện của nó, thì thiện nghiệp ấy hoặc ác nghiệp ấy mới có cơ hội cho quả của nó. Quả an lạc của thiện nghiệp hoặc quả khổ của ác nghiệp ấy đều có thời gian lâu hoặc mau hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực của thiện nghiệp ấy hoặc ác nghiệp ấy.
Đặc biệt, trong kiếp hiện tại, nếu người nào tạo thiện nghiệp nào có nhiều năng lực do hội đủ điều kiện; hoặc ác nghiệp nào có nhiều năng lực, thì thiện nghiệp ấy hoặc ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả của nó ngay trong kiếp hiện tại đối với người ấy. Quả của nghiệp trong kiếp hiện tại này có thể làm giảm bớt tiềm năng hoặc thay đổi được quả hiện hữu của nghiệp quá khứ.
http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/NghiepVaQuaCuaNghiep/Nghiep7.htm
https://thuvienhoasen.org/a12847/03-chu-de-toi-phuoc