Con Đường Dẫn Tới An Lạc Và Giải thoát cho Tâm hồn
Ở đây, chúng ta nói đến ba cấp độ của đức hạnh.
1.Sơ cấp (hetthima): là cấp độ thông thường của lời nói và hành động, bao gồm ba nội quy cho hoạt động của thân—không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm; và bốn nội quy cho miệng—không nói dối, không nói lời ly gián, không nói lời thô ác, không nói lời vô bổ. Nếu chúng ta học tập đức hạnh dựa trên cấp độ này tùy thuận vào ngôn từ của những đức hạnh và những người vâng giữ đức hạnh, thì có bốn—năm điều đức hạnh, hoặc tám, mười, 227 điều đức hạnh. Tất cả những điều đức hạnh này dùng để xử lý các trường hợp cư xử được xem là phóng túng và ngăn ngừa những việc sai quấy. Đồng thời, đức Phật cũng định hướng cho chúng ta phát huy những cử chỉ tốt đẹp và cư xử chuẩn mực trong sự thọ dụng bốn yếu phẩm cần thiết cho đời sống—thức ăn, quần áo, chổ ở và thuốc men—cốt để cách cư xử của chúng ta từ suy nghỉ, lời nói cho đến hành động sẽ trở nên ngăn nắp và phù hợp. Phương diện này được xem như công việc thiền tịnh, cách cư xử mà chúng ta nên thực hiện trong sự phát triển. Sự tuân thủ các điều đức hạnh hay nội quy này—chỉ đơn thuần điều chỉnh lời nói và hành động—tạo nên cấp độ thấp hơn hay sơ khởi về đức hạnh, đây là những gì khiến chúng ta trưởng thành.
2. Trung cấp (majjhima): tức cấp độ đức hạnh trung bình, nghĩa là xem xét lời nói, hành vi của bạn để chúng không gây tổn hại cho mình và người khác. Ngoài ra, bạn phải quan sát những ý tưởng của mình để giữ gìn chúng đúng mực theo ba cách sau:
a. Vô tham (anabhijjha-visamalobha): không tham muốn những thứ không thuộc phạm vi hoặc quyền hạn của bạn; không có ý định nắm giữ những thứ như vậy; không nên xây dựng lâu đài trong không khí. Đức Phật dạy chúng ta phải giữ gìn tài sản mà mình có để phát triển nó ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, tài sản mình có, nếu chúng ta dùng trí thông minh và tài khôn khéo để làm ra, là tài sản có giá trị hấp dẫn hơn những thứ mà mình hoang phí thời gian và sức lực để đoạt lấy bằng lòng tham hoặc thèm muốn. Ví dụ, giả sử gia tài chúng ta chỉ có duy nhất một cây chuối. Nhưng nếu chúng ta tưới nước, bón phân, xới đất quanh gốc và chăm sóc nó trong nhiều cách khác, thì rốt cuộc cây chuối ấy tăng trưởng và nảy sinh ra nhiều cây chuối khác. Nói cách khác, Nếu khéo léo, chúng ta có thể xoay xở bất cứ tài sản nào mà mình có trong điều cơ bản cho kế sinh nhai. Nhưng nếu thiếu thông minh—nếu tâm chúng ta chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn làm việc— thậm chí nếu sở hữu cả một khối tài sản kết xù, thì chúng ta sẽ không thể nuôi nổi chính mình trong nhiều năm nhiều tháng. Vì vậy, tham theo kiểu này, điều mà chúng ta luôn đặt tham vọng lên đó và vượt quá khả năng của mình, là điều sai trái thuộc hoạt động tâm thức.
b. Vô sân (abyapada): buông bỏ mọi suy nghỉ về ác ý, sân hận và báo thù, thay vào đó nên phát huy các tư tưởng về nhân đức, ý thiện; nghỉ về các khía cạnh tốt đẹp của những người đã làm chúng ta tức giận. Khi những người khiến chúng ta trở nên giận giữ, điều này xuất phát từ thực tế rằng mình có liên quan đến họ—trong đó chúng ta kết giao và giúp đở người khác—đôi lúc dẫn đến thất vọng. Điều này phát sanh bất bình và bực bội khiến chúng ta ấp ủ trong lòng và nuôi lớn các cảm giác gây hại nảy sinh tức giận và và những ý nghỉ trả thù. Vì thế, chúng ta nên nhìn những người như vậy từ nhiều gốc độ, họ cũng có một số điểm tốt vì họ là con người. Nếu không đối xử tốt với chúng ta, thì ít nhất họ cũng nói tốt với chúng ta. Hoặc không cư xử tốt và nói tốt với chúng ta, thì có lẽ ít nhất họ nghỉ tốt về chúng ta trong một số trường hợp. Khi nhận thấy tư tưởng của mình bị sân hận hoặc ghanh ghét điều khiển, bạn nên ngồi xuống và suy ngẫm theo hai cách sau:
(1) Hãy nghỉ về bất cứ điều gì mà người đó đối xử tốt với bạn. Khi những điều này xuất hiện trong tâm, thì chúng sanh khởi các cảm giác của yêu thương và thiện ý.
(2) Hãy nghỉ rằng sân hận là một điều vô bổ, chẳng khác nào rác rưởi trôi trên mặt hồ. Nếu ngớ ngẩn, chúng ta sẽ không uống được nước sạch đã lóng cặn; hoặc nếu uống các cặn bả, thì có thể chúng ta mắc phải một căn bệnh nào đó. Một người đối xử xấu ác với bạn thì giống như một ai đó bị té vào đống rác bẩn. Nếu ngớ ngẩn trở nên ghanh ghét hoặc sân hận với những người như thế, thì khác nào bạn muốn ngồi vào đống rác giơ bẩn với họ. Có phải đó là những gì bạn muốn? Hãy suy ngẩm về điều này cho đến khi bất cứ tư tưởng nào của xấu ác và sân hận biến mất.
c. Chánh kiến (samma ditthi): là từ bỏ các quan điểm sai lầm và sự ám muội của tâm. Nếu tâm mình thiếu sự huấn luyện và giáo dục phù hợp, thì chúng ta có thể nghỉ rằng mình và những người khác được sinh ra đơn giản chỉ theo bản năng tự nhiên; cha mẹ chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt; thiện và ác không tồn tại. Các quan điểm như vậy đi sai sự thật. Họ có thể khuyên bảo chúng ta từ bỏ việc ác trong chính mình, đồng thời phát huy và nuôi dưỡng việc thiện. Nếu tin tưởng rằng không có điều ác hay điều thiện, cái chết là diệt mất, thì đó là quan điểm sai lầm—một sản phẩm của tư tưởng sai lầm và nhận thức nghèo nàn, thấy mọi thứ không tồn tại. Bởi vậy, chúng ta nên buông bỏ những quan điểm như thế và rèn luyện chính mình, tìm kiếm hiểu biết về các pháp và kết giao những người có trí tuệ hơn mình để họ có thể chỉ cho chúng ta phương thức hợp lý. Sau đó, chúng ta cải đổi các quan điểm của mình và khiến nó trở nên đúng đắn, đây là một trạng thái tâm thức chân chính.
Đức hạnh dựa trên cấp độ này, khi duy trì đúng mực, nó sẽ xác định cho chúng ta trở thành chúng sanh ở cõi trời. Các đặc tính của chúng sanh ở cõi trời là phát triển vượt ra ngoài những giá trị của con người, và chúng ta sẽ trở lại làm người rất cao cả trong đức hạnh của mình nhằm giữ gìn ý nghỉ, lời nói và hành động mà mình xác định cho cõi trời trong đời sống này. Đây là một phương diện của phước đức được phát huy bởi bởi một người chuyên tâm giữ gìn đức hạnh ở cấp độ trung bình.
3. Cao cấp (uparima): là cấp độ đức hạnh cao hơn, nơi đức hạnh hợp nhất với các pháp trong lãnh vực hoạt động của tâm. Có hai khía cạnh về đức hạnh cao hơn:
a. Xả (pahana): là buông bỏ năm yếu tố sau:
(1) Tham dục (kamachanda): là lưu luyến, tham lam, lơ đảng, cuồng loạn, là những tham muốn nhục dục nằm ngay trong bản chất của tật xấu hoan lạc. Tâm cảm thấy hấp dẫn trước những đối tượng nhục dục—những ý tưởng cảm giác về tầm nhìn, âm thanh, mùi vị, xúc chạm trong quá khứ hoặc tương lai—hoặc những cảm giác cấu uế—si mê, ghanh ghét hoặc ảo tưởng—rồi đánh mất chính mình. Các trạng thái tâm như vậy có thể được xem là vượt quá giới hạn của phép tắc trong những vấn đề xúc cảm.
(2) Oán ghét (byapada): là ác ý và sân hận nằm trong bản chất của việc giết chóc khiến chúng ta phá hủy điều thiện của chính mình và người khác—khi tâm giết chết điều thiện của chính mình, vậy chúng ta thu được điều tốt nào từ việc giết người khác và động vật?
(3) Hôn trầm (thina-midha): là trạng thái chán nản, muộn phiền và uể oải. Đây là tình trạng thẩn thờ, lơ mơ và u ám, quên trước quên sau không có chánh niệm hoặc không quán chiếu tâm. Nó còn có nghĩa là say sưa hoặc mê mẩn.
(4) Phóng dật (uddhacca-kukkacca): là trạng thái bồn chồn và lo lắng nằm trong bản chất của việc nắm giữ những gì không thuộc sở hữu của mình. Tâm thường lo lắng về việc nắm giữ tài vật của người khác, đôi lúc là vật có giá trị đối với họ, nhưng đôi lúc lại là vật không có giá trị đối với họ. Nếu nói là vật không có giá trị đối với họ, thì không đứng đắn, bởi vì ít nhất số tài vật đó cũng cho chúng ta sống được một vài ngày..Ngay cả khi ăn cắp công việc/sự kinh doanh của người khác để giữ riêng cho mình, thì cũng như chúng ta lấy cắp vàng bạc của họ. Nếu vật không có giá trị của họ giống như rác rưởi mà họ vứt đi—đồ vụn vặt và thừa thải không có giá trị gì—thì chúng ta có thể lấy dùng. Nhưng nếu biết người khác đang sở hữu những vật không giá trị đó và họ bảo vệ chúng mà chúng ta vẫn cố tình lấy, thì chẳng khác nào ăn trộm vậy.
(5) Hoài nghi (vickiccha): là trạng thái nghi ngờ, do dự và không quyết đoán. Trạng thái này thuộc về bản chất của đối trá. Nói cách khác, tâm chúng ta không chắc chắn, không tin cậy được hoặc không thực. Chúng ta không có những quy định chắc chắn và vì thế bị ảnh hưởng các ý tưởng do dự và những lo toan.
Tất cả những trạng thái thiếu trí tuệ ở trên là những gì mà chúng ta nên tịnh trừ bằng cách rèn luyện tâm mình theo các phương thức sau:
b. Thiền định (bhavana): những tính chất cần được phát huy.
(1) Chánh niệm (sati): bắt đầu bằng cách suy ngẩm về một đối tượng, như theo dỏi hơi thở vào và hơi thở ra. Dùng chánh niệm để đem tâm tập trung vào một đối tượng. Tầm, nghỉ theo cách này, là những gì loại trừ dục vọng ham muốn, trong đó nguyên tắc của chánh niệm là giữ tâm định tỉnh khiến nó không chạy theo các đối tượng bên ngoài.
(2) Tứ (vicara): là suy nghiệm và quán chiếu. Nghĩa là làm cho chính bạn nhận thức rõ mình đã lãnh thọ cảm giác thoải mái và thanh thản từ hơi thở của mình hay không. Nếu không, thì bạn hãy theo dỏi và điều chỉnh hơi thở theo nhiều cách khác nhau: chẳng hạn như thở vào dài và thở ra dài, thở vào dài và thở ra ngắn, thở vào ngắn và thở ra ngắn, thở vào ngắn và thở ra dài, thở vào chậm và thở ra chậm, thở vào nhanh và thở ra nhanh, thở vào nhẹ nhàng và thở ra nhẹ nhàng, thở vào mạnh và thở ra mạnh, thở vào thông suốt khắp cơ thể và thở ra thông suốt khắp cơ thể. Hãy điều chỉnh hơi thở cho đến khi nó đem lại những kết quả tốt cho thân tâm, và bạn sẽ lợi bỏ những cảm giác của ác ý và sân hận.
(3) Hỷ (piti): khi bạn có được những kết quả tốt—ví dụ khi các cảm giác hơi thở tinh tế trong thân hợp nhất và cùng tuôn trào, tỏa khắp toàn bộ giác quan của cơ thể—thì hơi thở trở nên giống như dây dẫn điện; các bộ phận khác của cơ thể, như xương, tương tự cực âm và cực dương của dòng điện; chánh niệm và tỉnh thức giống như nguồn điện; và như vậy, tỉnh thức trở nên sáng rực và nhạy bén. Cả thân và tâm cảm thấy tràn đầy và mãn nguyện. Đây là hỷ hay sự an vui có thể tịnh trừ sầu muộn.
(4) Lạc (sukha): bấy giờ, các cảm giác bồn chồn và lo lắng đã biến mất, và một cảm giác an lạc và thanh bình khởi lên trong thân tâm. Cảm giác an lạc này tịnh hóa trạng thái bồn chồn và lo lắng.
(5) Định tỉnh (ekaggata): những nghi ngờ và do dự mờ dần trong trạng thái này. Tâm tập trung vào một đối tượng duy nhất trong trạng thái bình lặng và cân bằng. Sự bình lặng của tâm được duy trì qua năng lực của quy luật chánh niệm, hình thành nên bản chất của đức hạnh: quyết đoán, kiên định và tỉnh thức. Kết quả đạt được của hương thơm hoặc sự nuôi dưỡng đức hạnh là định tỉnh, thư thái, và một cảm giác tự tại cho tâm. Khi trạng thái tự do này sanh khởi trong chúng ta, thì đó được gọi là sự phát huy của suy tưởng về đức hạnh, chánh niệm của đức hạnh, Đây là đức hạnh đạt đến cấp độ ưu việt—dẫn tới giác ngộ, đạo quả và Niết-bàn—vì vậy có thể được gọi là giới cao thượng, đức hạnh cao cao cả.
Ajaan Lee Dhammadharo, Anh dịch: Tỳ Kheo Thanisasro,
Việt dịch: Thích Nguyên Thái
http://thuvienhoasen.org