Pithi Sen Đonta - Lễ Cúng Ông bà
Bên cạnh đó, lễ cúng ông bà còn là lễ hồi hướng vong linh cho những người đã quá cố. Nhưng từ này không được dùng khi Đức Phật còn tại thế. Lễ hội này liên quan đến vị vua tên Bim-bi-sa đã làm lễ nhưng không hồi hướng đến vong linh của những người thân đã quá cố nên những người đã chết đó đã trở nên đói, khát, la hét trong hoàng cung. Trong kinh Ti-ro-ku-de nói rằng những người đã chết lúc còn sống làm điều ác, sẽ bị đày xuống địa ngục. Mãi sau khi giải nghiệp mới được giải nạn và đầu thai thành động vật hoặc ngã quỷ ở trần gian. Họ bị đói, chỉ chờ người thân hồi hướng, phải đi tìm nơi ẩn náu nên họ phải ở tại các ngã ba, ngã tư đường, bám theo vách nhà, cổng,... Một số chỉ có thể kiếm ăn vào mùa mưa. Do đó phật tử tiến hành lễ hội trong mùa mưa dựa vào hai lý do:
Thứ nhất: Đức Phật đã cho phép các chư tăng nhập hạ trong vòng ba tháng mùa mưa để tu đạo, học hành nhằm hạn chế các chư tăng đi lại nhiều, không cho đi qua đêm và còn dạy rằng lúc các chư tăng nhập hạ ở đâu thì các phật tử ở đó hãy chu cấp nơi ở, thức ăn, nước uống, tiền bạc thường xuyên cho các vị chư tăng trong ba tháng nhập hạ. Các phật tử thay phiên nhau làm cúng dường theo gia đình hay nhóm. Cũng có khi các gia đình giàu có nhận cúng dường suốt ba tháng nhập hạ.
Thứ hai: Như đã nêu trên, truyện kể về ngã quỷ, người thân của nhà vua Ma-da-dha-se-nu-ya-ra-ja-Bim-bi-sa là một ví dụ. Vì thế người Khmer tổ chức lễ Sen Đônta vào thời điểm các chư tăng nhập hạ để giúp các chư tăng vượt qua khó khăn trong việc đi khất thực.
2. Nghi lễ tiến hành tại gia:
Chiều ngày 29 âm lịch, khoảng 4 đến 5 giờ chiều, người dân làm mâm cơm cúng ông bà, sau đó con cháu quây quần bên nhau dùng cơm chung với gia đình. Trong ngày này, con cháu ở xa còn đi thăm ông bà và xin xá tội với những người có ơn.
Về phần lễ các gia đình làm mâm cơm cúng, thắp nhang đèn rồi mời họ hàng, thân nhân cùng cúng. Khi cúng mời hết ông bà, cha mẹ, người thân đã quá cố, kể cả những người khuất mặt, khuất mày không quen thuộc cùng dự. Bởi lẽ, theo bà con nếu không mời thì e rằng những vong hồn đơn độc, không có người thân cúng bái không dám dự sẽ quấy phá. Họ khấn vái 3 lần, mỗi lần đều rót ít trà, ít rượu. Tiếp đó lấy thức ăn mỗi thứ một ít để vào chén cho trà, rượu vào rồi đem ra sân để cạnh hàng rào, hoặc gốc vườn, cắm 3 cây nhang mời ma quỷ đã đưa ông bà về ăn, chờ đưa ông bà trở về nơi cũ, việc làm trên theo quan niệm của người Khmer thì ma quỷ không dám lên ăn cùng với ông bà nên phải để ăn riêng.
Đến chiều, họ cúng linh hồn ông bà, rồi đi vào chùa lạy Phật, nghe giảng kinh, thuyết pháp.
Sáng hôm sau, tât cả các gia đình đều làm mâm cơm để đem đi chùa. Một số gia đình làm mâm cơm và thỉnh các vị sự đến nhà tụng kinh, cúng tam bảo, sư tụng kinh cầu phước cho ông bà và những người đã khuất.
Sang ngày thứ ba, ngày cuối cùng là ngày cúng tiễn đưa. Các gia đình chuẩn bị vật cúng và cúng như ngày đầu. Có khác là ở chổ, ngày đầu cho thức ăn mỗi thứ một ít vào chén rồi đem ra sân để cạnh hàng rào cúng ma quỹ; còn lần này thì cho vào tàu thuyền làm bằng bẹ chuối, bẹ cau, để thêm lúa, muối, đậu bánh để ông bà đem theo ăn dọc đường cho đến khi về. Tàu khắc hình cá sấu, có treo cờ phướn hình tam giác. Chiếc tàu được thả trên sông hoặc mương gạch gần nhà. Thả tàu xong, mọi người cùng nhau dùng cơm. Trong ngày cúng đưa này nhiều gia đình ở Trà Vinh còn mời sư sãi đến tụng kinh để thêm phần long trọng.
Trong bài viết có tham khảo và sử dụng tài liệu:
1. Báo cáo kết quả điều tra di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh - Bảo tàng Tổng hợp -12/2007.
2. Phong tục, tín ngưỡng, lễ hội Khmer Nam bộ - Thạch Om - 2009.