Thầy dạy: “Có Như lý tác ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh thì bị diệt”. Mục đích của đạo Phật là tâm vô lậu, chứ không phải diệt ý thức làm cho nó không khởi niệm.
Lậu hoặc là, thí dụ như bây giờ tâm mình bình thường không buồn phiền, giận hờn, … thân mình không đau nhức gì hết, … đó là không có lậu hoặc. Còn khi thân mình nó đau nhức chổ này, chổ kia … đó là lậu hoặc; tâm mình nó lo lắng, giận hờn,… đó là lậu hoặc.
Ngồi đây cũng nghe, cũng thấy, cũng biết, cũng thấy, cũng nói, cũng suy nghĩ nhưng mà nó không có phiền não, nó không có làm cho mình khổ; chứ không phải nó diệt hết ý thức của mình hoàn toàn, chỉ còn cái lặng lẽ của nó thì như vậy mình trở thành cây đá sao? Không biết gì, không suy nghĩ gì hết sao?
Có suy nghĩ có biết, nhưng nó có lậu hoặc đâu! Con người mà, phải có suy nghĩ, ý thức của mình mà, mắt phải thấy, tai phải nghe, ý phải suy nghĩ chứ!? Làm sao lại diệt nó không cho nó suy nghĩ, như vậy khi không suy nghĩ mình tưởng đó là Phật tánh sao?
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Không phải! Cũng là ý thức nó không suy nghĩ, nhưng nó không suy nghĩ trong khoảng thời gian bao lâu thì nó sẽ có những trạng thái khác. Ý thức nó dừng lại, nó không nghĩ ngợi, suy tư, nó kéo dài trạng thái đó thì tưởng nó làm việc, cũng như mình ngủ thì chiêm bao sẽ hiện ra. Cho nên nó đơn giản lắm, nó không có khó khăn, mình chỉ có pháp Như lý tác ý thôi.
Thầy nhắc nhở tu hành đừng diệt ý thức, vì chỉ có ý thức mới có Dục Như Ý Túc, Định Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc và Tinh Tấn Như Ý Túc.
Nếu chúng ta diệt ý thức thì sẽ lọt trong không tưởng.
Thầy lưu ý khi tu Tứ Chánh Cần kéo dài tâm không niệm thì dễ lạc qua trạng thái tưởng (Không vô biên xứ tưởng), như vậy thì không được, buộc lòng phải bây giờ phải chuyển qua tu Tứ Niệm Xứ, trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ, trên pháp quán pháp. Kéo dài 7 ngày đêm trên Tứ Niệm Xứ thì chứng đạo hoàn toàn mà không mất ý thức. Cho nên tu Tứ Chánh Cần khác mà Tứ Niệm Xứ khác.
Thầy nhắc nhở tu theo đạo Phật phải theo Bát Chánh Đạo theo đúng lộ trình Giới - Định - Tuệ.
Về phần vấn đạo, Thầy trả lời các phật tử:
- Về Xá lợi
- Về Phong thủy, địa lý: Tất cả đều dựa vào luật nhân quả âm dương, nhưng không quan trọng bằng mình sống thiện, mình sống 5 giới thì mình ở chổ nào cũng yên; còn sống ác thì dù ở chổ tốt thì ít bữa nó cũng tiêu hết.
- Về vấn đề từ trường tái sanh, cận tử nghiệp: Tất cả là nhân quả, nhân quả đi tái sanh.
Tu theo đạo Phật là có giải thoát ngay liền, cho nên mới gọi là: “pháp Ta không có thời gian đến để mà thấy”, muốn vậy phải có sức tỉnh giác và tri kiến tức là tri kiến giải thoát.